Hướng mạnh về cơ sở, ổn định quan hệ lao động
Công đoàn Thủ đô thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid- 19 | |
Tăng cường phối hợp cấp ủy, chính quyền với công đoàn để ổn định quan hệ lao động | |
Nỗ lực ổn định quan hệ lao động |
Phó Chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu và Phó Chủ tịch LĐLĐTP Hà Nội Lê Đình Hùng nắm bắt tình hình phòng dịch Covid-19 và sản xuất tại Công ty CP Giày Đông Anh. |
Ấm lòng đoàn viên, CNVCLĐ
Đánh giá bối cảnh hoạt động và tình hình CNVCLĐ Thủ đô trong quý I/2020, đồng chí Đặng Thị Phương Hoa- Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách LĐLĐ Thành phố cho biết, phát huy vai trò đại diện người lao động, các cấp Công đoàn Thủ đô đã làm tốt công tác nắm bắt tình hình tư tưởng CNVCLĐ, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động.
Do vậy, tình hình tư tưởng, dư luận CNVCLĐ trên địa bàn Thành phố đón Xuân, vui Tết Nguyên đán Canh Tý an toàn, tiết kiệm, không có diễn biến phức tạp xảy ra. CNVCLĐ, nhất là công nhân lao động trong các Khu công nghiệp và chế xuất trên địa bàn Thành phố an tâm, phấn khởi nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp và Công đoàn trong đảm bảo tiền lương, thưởng Tết, bố trí phương tiện đưa, đón công nhân về quê ăn Tết cũng như thăm hỏi, động viên những trường hợp công nhân lao động không có điều kiện về quê đón Tết chung vui với gia đình.
Tuy nhiên, cũng theo đồng chí Đặng Thị Phương Hoa, quý I/2020 là thời điểm cuối năm âm lịch Kỷ Hợi và bước sang đầu năm mới Canh Tý có nhiều nhạy cảm trong quan hệ lao động, liên quan đến tình hình trả lương, thưởng Tết, chính bởi vậy, công tác bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động tiếp tục được các cấp Công đoàn Thủ đô đặt lên hàng đầu, nhất là việc giám sát tình hình trả lương, thưởng Tết cho người lao động tại các doanh nghiệp.
Cụ thể, ngay từ những tháng cuối năm 2019, các cấp Công đoàn đã chủ động xây dựng kế hoạch chăm lo Tết cho CNVCLĐ, đồng thời tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc chi trả lương, thưởng Tết và các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Qua khảo sát và báo cáo của các đơn vị, các doanh nghiệp tuy còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhưng đã cố gắng thưởng Tết đúng với cam kết đã thông báo cho công nhân lao động và mức thưởng tăng hơn từ 4-13% so với Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019.
Đặc biệt, các công đoàn cơ sở đã chủ động phối hợp với người sử dụng lao động điều chỉnh, xây dựng phương án trả lương đúng theo Nghị định số 90/2019/NĐ- CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ về “Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động”.
“Với sự sát sao của tổ chức Công đoàn, quan hệ lao động trên địa bàn Thành phố trong quý I cơ bản được đảm bảo ổn định, không có diễn biến phức tạp, dù vậy, trong quý I đã xảy ra 01 cuộc ngừng việc tập thể và 02 vụ phản ứng của công nhân lao động tại 02 doanh nghiệp trực thuộc công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội liên quan đến thưởng Tết. Ngay sau khi nhận được thông tin Thường trực LĐLĐ Thành phố đã trực tiếp chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết đảm bảo, quyền lợi cho công nhân lao động”- đồng chí Đặng Thị Phương Hoa cho biết.
Song song với bảo vệ quyền lợi, LĐLĐ Thành phố đã chỉ đạo các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung tổ chức tốt các hoạt động chăm lo Tết Canh Tý cho đoàn viên, CNVCLĐ.Qua đó, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chi trên 50 tỷ đồng và hỗ trợ trên 95.000 vé xe ô tô miễn phí, trao trên 75.000 suất quà chăm lo cho CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn; riêng LĐLĐ thành phố đã chi 7,6 tỷ đồng cho các hoạt động chăm lo Tết.
Những hoạt động hướng về người lao động trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý mà Công đoàn thực hiện như: Chương trình Tết sum vầy, xe ô tô miễn phí đưa công nhân về quê đón Tết, thăm hỏi, tặng quà CNVCLĐ trực tiếp phục vụ Tết, trợ cấp Tết cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn v.v… đã làm ấm lòng đoàn viên, CNVCLĐ, lan tỏa những ấn tượng tốt đẹp trong xã hội.
Ngoài ra, trong quý I/2020, các hoạt động xã hội cũng tiếp tục được các cấp Công đoàn tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện với nhiều hình thức thiết thực, đa dạng như: Trao Mái ấm Công đoàn; hướng dẫn giải ngân cho CNVCLĐ vay vốn phát triển kinh tế, vận động ủng hộ “Quỹ Xã hội” năm 2020; Quỹ “Vì biển đảo Việt Nam”; Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; nhắn tin ủng hộ, đóng góp chương trình “Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch bệnh Covid – 19”.
Vừa phòng chống, vừa chăm lo người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid- 19) gây ra, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Tổng LĐLĐ Việt Nam và Thành phố Hà Nội, LĐLĐ Thành phố đã ban hành nhiều Văn bản chỉ đạo các cấp Công đoàn tập trung tuyên truyền các biện pháp phòng, chống và ứng phó với dịch bệnh, trong đó nhấn mạnh, mỗi cấp Công đoàn, mỗi cán bộ công đoàn phải coi việc phòng chống dịch như “chống giặc” nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân, người lao động và cộng đồng xã hội.
Thực hiện chỉ đạo của LĐLĐ Thành phố, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai công tác tuyên truyền về biện pháp phòng chống dịch Covid- 19 với nhiều hình thức hiệu quả, kết hợp giữa phương pháp truyền thống với tuyên truyền qua các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, Facebook, trong đó báo Lao động Thủ đô đã tổ chức giao lưu trực tuyến “Những điều cần biết để phòng tránh virus Corona”. Tại buổi giao lưu, có trên 200 câu hỏi liên quan đến phòng tránh dịch Covid- 19 đã được các chuyên gia, bác sỹ đầu ngành của Trung ương, Hà Nội giải đáp.
Nhiều Công đoàn cấp trên cơ sở đã sâu sát nắm bắt tình hình phòng chống dịch, tình hình CNVCĐ tại cơ sở, tổ chức phát tờ rơi tuyên truyền, phát khẩu trang kháng khuẩn, dung dịch sát khuẩn cho công nhân các doanh nghiệp, vận động ủng hộ kinh phí cho công tác phòng chống dịch. Nhiều công đoàn cơ sở đã chủ động đề xuất và phối hợp với doanh nghiệp trang bị khẩu trang, thực hiện đo thân nhiệt cho công nhân và khách hàng, cũng như thực hiện việc khử trùng và tổng vệ sinh môi trường tại đơn vị.
Tích cực tham gia phòng chống dịch song các cấp Công đoàn Thủ đô không quên vai trò đại diện, bảo vệ người lao động. Đồng chí Đặng Thị Phương Hoa nhận định, dịch bệnh Covid- 19 diễn biến nhanh, phức tạp đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, trong đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, đời sống, thu nhập của công nhân lao động. Riêng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tính tới đầu tháng 4/2020 đã có có 3630 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch Covid- 19;
Trong đó có 896 doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, với 121.273 công nhân lao động bị ảnh hưởng, có 14.824 công nhân lao động bị mất việc làm và có 106.449 công nhân lao động thiếu việc làm. Đồng thời, Thành phố có 520 trường học tư thực, cơ sở giáo dục ngoài công lập cũng chịu tác động bởi dịch bệnh (trong đó có gần 300 đơn vị có tổ chức Công đoàn cơ sở), với gần 40.000 cán bộ, giáo viên, người lao động bị mất hoặc thiếu việc làm, ảnh hưởng đến thu nhập.
Trước tình hình này, LĐLĐ Thành phố đã ban hành Kế hoạch tổ chức chăm lo cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid- 19, trong đó LĐLĐ Thành phố chỉ đạo các Công đoàn cấp trên cơ sở tiếp tục nắm chắc tình hình quan hệ lao động, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động đối với người lao động bị ngừng việc do dịch Covid- 19; hướng dẫn công đoàn cơ sở tham gia với người sử dụng lao động xây dựng phương án chi trả tiền lương ngừng việc và các khoản phúc lợi khác cho người lao động trong thời gian bị ảnh hưởng dịch Covid-19 theo đúng quy định.
LĐLĐ thành phố cũng yêu cầu Công đoàn cấp trên cơ sở căn cứ vào nguồn lực tài chính Công đoàn và vận động xã hội hóa để tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn thuộc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cơ sở giáo dục ngoài công lập có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, bệnh hiểm nghèo, bị nợ lương, mất việc làm do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, doanh nghiệp di dời đi nơi khác do Covid-19. Đặc biệt, LĐLĐ Thành phố đã trích từ nguồn ngân sách công đoàn hỗ trợ 1.500 CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, bệnh hiểm nghèo, mất việc làm do dịch Covid – 19 (1 triệu đồng/ người).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50