Hơn 1.000 ha đất nông trường: Vì sao đang vô chủ?
Làm gì để không lãng phí chung cư, biệt thự hoang? | |
Dỡ nhà vô chủ, phát hiện kho tiền trăm nghìn đô |
Điều này khiến tài nguyên bị “chảy máu” và việc mua bán, chuyển nhượng đất đai xảy ra một cách vô tội vạ…
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Lao động Thủ đô, Nông trường hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ được thành lập theo Quyết định số 225NN-TC/QĐ ngày 10.8.1984 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) trên cơ sở đất đai, chuồng trại và cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động của đội 2, đội 3 và phân đội 5 Nông trường Ba Vì.
Đến ngày 16.3.2006, Công ty cổ phần Việt - Mông được thành lập trên cơ sở mua lại toàn bộ vốn Nhà nước của Nông trường hữu nghị Việt - Mông theo Quyết định số 739/QĐ-ĐMDN của Bộ NNPTNT.
Do quản lý chồng chéo, nên tài nguyên bị thất thoát, tình trạng mua bán đất diễn ra rầm rộ. |
Theo quyết định này, tổng diện tích đất của Nông trường Việt Nam – Mông Cổ quản lý, sử dụng là 1.116,7ha, trong đó diện tích để lại cho Công ty cổ phần Việt - Mông quản lý, sử dụng là 29,8ha, diện tích bàn giao cho địa phương là 1.087ha.
Tuy nhiên, theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/1000 do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Hà Tây (cũ) lập tháng 9.2007 thì diện tích đất do Nông trường Việt Nam – Mông Cổ quản lý là 942. 176 ha tại huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.
Để chấn chỉnh tình trạng hơn 1.000ha đất “vô chủ”, rất mong Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND TP.Hà Nội và các cơ quan Nhà nước sớm vào cuộc, phân chia quản lý rõ ràng để tài nguyên không bị “chảy máu” cũng như tình trạng mua bán đất đai trái phép không diễn ra… |
Năm 2007, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) có văn bản số 3346/UBND-CNXD về việc lập quy hoạch đối với diện tích hơn 1.000 ha nói trên, yêu cầu Công ty cổ phần Việt Mông tự bỏ vốn đo đạc kiểm tra lại hiện trạng toàn bộ diện tích đất đai nông trường; đồng thời, giao Công ty cổ phần Việt - Mông lập quy hoạch chung, đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất trên diện tích này để UBND tỉnh xem xét cho ý kiến.
Từ chỉ đạo này, Công ty cổ phần Việt - Mông đã phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành đo đạc hiện trạng đất đai thực tế. Kết quả, diện tích đất chỉ có 941 ha, không phải là hơn 1.117 ha như phương án cổ phần hóa.
Đầu năm 2008, Công ty cổ phần Việt - Mông đã có báo cáo về quy hoạch chung và phương án sử dụng đất đối với diện tích phải bàn giao về địa phương. Tháng 7.2008, UBND tỉnh Hà Tây đã có Quyết định giao Công ty cổ phần Việt - Mông làm chủ đầu thực hiện dự án Làng sinh thái chè Việt Mông và triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/500 theo đúng quy định của pháp luật.
Ngay sau đó, Công ty cổ phần Việt - Mông đã phối hợp với UBND xã Yên Bài tổ chức công bố Quyết định số 2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) và dựng bản đồ quy hoạch tỉ lệ 1/2000 đã được phê duyệt.
Đến tháng 8.2008, khi Công ty cổ phần Việt - Mông đang triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/500 thì tỉnh Hà Tây sát nhập về thành phố Hà Nội. Do đó, dự án thuộc diện phải tạm dừng để kiểm tra rà soát phục vụ lập quy hoạch chung Thủ đô sau khi mở rộng.
Từ đó đến nay, Công ty cổ phần Việt - Mông đã nhiều lần có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng để được hướng dẫn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc bàn giao đất cũng như tiếp tục thực hiện Dự án Làng chè sinh thái Việt - Mông.
Theo công văn số 6722/UBND-TNMT ngày 30.8.2012 của UBND TP Hà Nội gửi Thủ tướng Chính phủ có kết luận Dự án làng chè sinh thái Việt Mông về cơ bản là phù hợp với quy hoạch.
Đồng thời đề nghị cho phép Công ty cổ phần Việt - Mông được nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 và đầu tư Dự án Làng sinh thái chè Việt Mông tại huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.
Hiện, Công ty cổ phần Việt - Mông chỉ quản lý về sổ sách đất đai Nông trường Việt - Mông, còn quản lý hành chính đã giao cho các địa phương. “Về việc chưa bàn giao được đất cho địa phương là do đến cuối năm 2015, Sở Tài Nguyên và Môi trường mới ban hành văn bản về Kế hoạch tổ chức thực hiện việc đo đạc hiện trạng và cắm mốc ranh giới sử dụng đất cho các nông, lâm trường, trạm trại và đất rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội (trong đó có đất của Nông trường Việt - Mông trước đây quản lý).
Các cơ quan chức năng chưa ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể trong thời gian vừa qua. Đồng thời, quy hoạch sử dụng đất khu vực nông trường quản lý trước đây chưa được phê duyệt”, ông Trương Hồng Ngọc (Giám đốc Công ty cổ phần Việt Mông) chia sẻ.
Cũng theo ông Ngọc, chính vì chưa có quyết định bàn giao cụ thể nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Cụ thể như việc tài nguyên bị “chảy máu” như báo chí đã đưa tin. Hay như việc mua bán, chuyển nhượng đất đai diễn ra một cách vô tội vạ nhưng cả chính quyền địa phương và Công ty cổ phần Việt - Mông không biết xử lý thế nào.
Bởi lẽ, Công ty cổ phần Việt - Mông thì đang quản lý về mặt giấy tờ, sổ sách, còn chính quyền địa phương thì đang quản lý về mặt quản lý hành chính.
Hiện tại, phía Công ty cổ phần Việt - Mông chỉ mong các cơ quan chức năng sớm có kết luận, phân chia diện tích đất theo đúng tinh thần của Chính phủ và UBND TP.Hà Nội để dễ quản lý, tránh việc thất thoát tài nguyên và việc mua bán đất đai diễn ra lén lút, trái pháp luật.
Lời của ông Ngọc là có cơ sở, bởi lẽ, khi phóng viên Báo Lao động Thủ đô phản ánh tại thôn Việt Yên xảy ra việc khai thác tài nguyên đất đá một cách công khai, trái phép thì phía UBND xã Yên Bài lại coi như đó không phải việc của mình và cho rằng, khu đất đó là thuộc Bộ NNPTNT quản lý, cho đến hiện tại, UBND xã chưa nhận được quyết định giao đất…”.
Từ việc tài nguyên bị thất thoát, đất của nông trường bị mua bán một cách vô tội vạ, trong khi đó, chính quyền địa phương và Công ty cổ phần Việt - Mông lại lúng túng không phân chia rõ trách nhiệm quản lý, khiến dư luận đặt câu hỏi phải chăng hơn 1.000 ha này đang “vô chủ”?
Ngô Hùng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản
Thị trường 15/12/2024 16:51
Giảm giá, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có khả năng mua nhà ở xã hội
Thị trường 12/12/2024 17:42
Cú hích cho tỉnh Lâm Đồng cất cánh
Thị trường 12/12/2024 12:47
Các nhà đầu tư cần quan tâm hơn đến nhà ở xã hội
Thị trường 12/12/2024 10:49
Bất động sản thấp tầng phía Tây Hà Nội ngày càng “tăng nhiệt”
Bất động sản 11/12/2024 21:32
Giá nhà trong ngõ ở Hà Nội tăng cao dịp cuối năm
Thị trường 10/12/2024 16:42
Sắp đấu giá khu đất quận nội thành Hà Nội, giá khởi điểm từ 86 triệu đồng/m2
Thị trường 10/12/2024 06:50
Chọn thời điểm phù hợp đánh thuế sở hữu nhiều bất động sản
Thị trường 08/12/2024 19:21
Nghịch lý 5 năm giá bất động sản tăng 60%!
Thị trường 06/12/2024 06:35
KN Cam Ranh ký kết chiến lược với 7 đối tác lữ hành dự án CaraWorld
Thị trường 05/12/2024 20:57