Hoàn toàn không có cơ sở khoa học
Huế: Cứu sống một bệnh nhân viêm cơ tim tối cấp | |
Gia tăng bệnh nhân biến chứng viêm não do virus cúm | |
Nhận biết mã độc tấn công mạng và dự báo xu hướng 2019 |
Hoang mang thông tin
Điển hình là trường hợp của chủ tài khoản B.L. trên trang cá nhân facebook của mình chia sẻ về cái chết của hai cô gái. Hai bệnh nhân này trước đó vẫn khỏe mạnh nhưng đột ngột ra đi chỉ cách nhau 2 ngày với triệu chứng giống nhau: Sốt rét, sốt cao, không thể cứu chữa do mắc vi rút lạ. Nhiều người lo lắng, liên tục chia sẻ thông tin cảnh báo. Ngoài ra, nhiều thông tin trên mạng xã hội cho rằng, vi rút này lây lan qua đường hô hấp, gây tử vong nhanh chóng.
Hình ảnh trái tim của bệnh nhân bị viêm cơ tim. (Ảnh minh họa) |
Thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, vào chiều 19/10, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân nữ bị sốt 4 ngày liên tục. Tối cùng ngày, bệnh nhân mệt, men tim cao, được chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai điều trị. Bệnh nhân được lọc máu, nhưng vẫn tử vong với chẩn đoán sốc tim, viêm cơ tim cấp.
Chia sẻ với báo chí về vấn đề trên Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết, tính tới thời điểm hiện tại, Viện Tim mạch Quốc gia chưa phát hiện bất cứ bất thường nào về mặt dịch tễ. Chuyện có vi rút lạ mang tên “vi rút viêm cơ tim” có thể lây lan và gây chết người là không có cơ sở. Do đó, người dân không nên hoang mang.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng – Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai. |
Theo Phó Giáo sư Phạm Mạnh Hùng, đối với bệnh nhân, có những trường hợp vào nhập viện với biểu hiện sốt rét, sốt cao rồi qua đời sau 1-2 ngày cấp cứu đều có nguyên nhân của nó. Trong đó, không riêng gì người mắc viêm cơ tim. Phó Giáo sư Hùng cho biết, không thể khẳng định sốt cao, sốt rét là do vi rút lạ hay “vi rút viêm cơ tim” lây lan làm chết người, bởi bệnh viêm cơ tim có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Do thuốc, do ngộ độc, nhiễm trùng… Và việc phát hiện, chẩn đoán viêm cơ tim cũng phải dựa trên xét nghiệm, thăm khám cụ thể có tính khoa học chứ không phải “chẩn đoán miệng” như những lời đồn thổi trên mạng xã hội.
Chuyên gia tim mạch cũng nhấn mạnh, cho tới giờ chưa có nghiên cứu hay công bố nào cho thấy có vi rút đặc hiệu gây ra viêm cơ tim. Ngoài ra, viêm cơ tim cũng mang tính chất cá thể không lây lan và cũng không phát triển thành dịch . Do vậy, một vài trường hợp nhỏ lẻ không có ý nghĩa hay giá trị nào về mặt dịch tễ. Đồng quan điểm trên, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng cho biết: Thông tin đồn thổi vi rút gây viêm cơ tim từ vi rút mới là không chính xác. Trên thực tế, có rất nhiều loại vi rút có thể gây ra viêm cơ tim, đó có thể là các vi rút gây bệnh thông thường như vi rút cúm, thậm chí cả vi rút sốt xuất huyết. Tuy nhiên, tỉ lệ gây viêm cơ tim của các vi rút này cực hiếm.
"Hầu hết những trường hợp nhiễm vi rút là lành tính, diễn biến tự khỏi trong một vài ngày. Chỉ một tỉ lệ vô cùng nhỏ vi rút tấn công vào tim gây viêm cơ tim. Vì thế, những trường hợp nhiễm vi rút viêm cơ tim hoàn toàn ngẫu nhiên. Vi rút lây qua đường hô hấp nếu là vi rút cúm, nhưng không làm lây lan viêm cơ tim, tỉ lệ bệnh nhân nhiễm cúm, vi rút gây viêm cơ tim vô cùng hiếm"- bác sĩ Cấp khẳng định.
Tiêm vắc xin có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm cơ tim
Trước những thông tin về viêm cơ tim do vi rút lạ “tấn công” được mạng xã hội chia sẻ, Phó Giáo sư Nguyễn Lân Hiếu (Giám đốc Bệnh viện Đai học Y Hà Nội) đã lên tiếng cảnh báo về bệnh viêm cơ tim. Theo thống kê, trên toàn thế giới, bệnh viêm cơ tim gây ra cái chết cho 294.000 người từ năm 1990, tăng lên đến 354.000 người năm 2015. Bệnh ở người trẻ và hay gặp ở nam nhiều hơn nữ, biểu hiện phong phú có thể từ nhẹ đến nặng.
Viêm cơ tim sẽ ảnh hưởng đến cơ tim và các hoạt động điện của tim, làm giảm khả năng bơm máu của tim và là nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim. Viêm cơ tim nặng gây ra suy tim làm cho không bơm đủ máu đến các phần còn lại của cơ thể. Các cục máu đông có thể hình thành trong tim, dẫn đến đột quỵ hoặc đột tử.
Theo Phó Giáo sư Nguyễn Lân Hiếu, triệu chứng để phát hiện bệnh viêm cơ tim nếu ở giai đoạn nhẹ hoặc đang ở giai đoạn đầu, có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như đau ngực trái nhẹ hoặc khó thở khi gắng sức. Trường hợp nặng, các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp bao gồm: Đau ngực, nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim, khó thở, lúc nghỉ ngơi hoặc khi vận động, phù chân, mắt cá chân và bàn chân, người bệnh thấy mệt mỏi.
Ảnh minh họa |
Điều trị viêm cơ tim phụ thuộc vào nguyên nhân. Viêm cơ tim do nhiều nguyên nhân, thông thường hay gặp nhất là do vi rút. Có nhiều loại vi rút liên quan đến viêm cơ tim, bao gồm cả những loại vi rút gây cảm cúm thông thường (adenovirus); viêm gan B và C; parvovirus (gây phát ban nhẹ, thường ở trẻ em) và vi rút herpes. Nhiễm trùng đường tiêu hóa (do echoviruses), tăng bạch cầu đơn nhân (do virus Epstein-Barr) và Rubella cũng có thể gây viêm cơ tim. Đặc biệt, thường gặp ở những người nhiễm HIV khi hệ miễn dịch bị suy giảm. Tác nhân thứ hai đó là vi khuẩn: Rất nhiều loại vi khuẩn có thể gây viêm cơ tim, bao gồm tụ cầu (staphylococcus), liên cầu (streptococcus), trực khuẩn gây bệnh bạch hầu.
Một số nguyên nhân gây viêm cơ tim từ thuốc phản ứng dị ứng hoặc độc hại. Bao gồm các loại thuốc được sử dụng để điều trị ung thư; thuốc kháng sinh (như thuốc penicillin và sulfonamid); một số loại thuốc chống động kinh và một số chất cấm như cocaine. Các hóa chất và người mắc bệnh tự miễn.
Phó Giáo sư Nguyễn Lân Hiếu cho rằng không có cách phòng ngừa đặc hiệu cho viêm cơ tim. Các bác sĩ chỉ đưa ra khuyến cáo như thực hiện vệ sinh tốt: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Tránh những hành vi nguy cơ cao để giảm khả năng bị nhiễm trùng cơ tim liên quan đến HIV, tình dục an toàn và không sử dụng ma túy bất hợp pháp. Bên cạnh đó, nên giảm thiểu tiếp xúc với côn trùng. Nếu mọi người ở những vùng hay phải tiếp xúc với côn trùng hãy mặc áo sơ mi dài tay và quần dài để che càng nhiều da càng tốt.
Đồng thời, nên tiêm vắc xin phòng bệnh: Luôn cập nhật về các loại vắc xin được khuyến nghị, bao gồm cả những loại vắc xin bảo vệ chống lại rubella và cúm - những bệnh có thể gây viêm cơ tim. Hạn chế tiếp tiếp xúc với người mắc bệnh giống như vi rút hoặc cúm cho đến khi họ bình phục, đặc biệt những người suy giảm miễn dịch, có bệnh lý mạn tính. “Ngay khi có những triệu chứng bất thường trên cơ thể như đau ngực và khó thở… thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thởi”, Phó Giáo sư Nguyễn Lân Hiếu khuyến cáo thêm.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38