Hoàn thành xóa bỏ “vùng trắng” xe buýt trợ giá
Thêm tuyến xe buýt trợ giá |
Ý nghĩa xã hội sâu sắc
Từ đầu năm đến nay, thực hiện chủ trương của thành phố, Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) phối hợp Sở Giao thông vận tải Hà Nội (Sở GTVT), các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ và Thanh Oai để lên phương án mở mới nhiều tuyến buýt. Transerco đã đưa vào hoạt động thêm 11 tuyến buýt mới để kết nối trung tâm thành phố với các khu đô thị và ngoại thành.
Từ đầu năm đến nay, Transerco dã đưa vào vận hành 11 tuyến buýt mới nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. ảnh: Tuấn Dũng |
Theo ông Nguyễn Công Nhật - Phó Tổng Giám đốc Transerco, bước đầu, các tuyến buýt mới đã hoạt động ổn định. Các chỉ tiêu về chuyến lượt, chất lượng dịch vụ được bảo đảm, số lượng hành khách tiếp tục có chiều hướng gia tăng, được các cấp chính quyền và nhân dân đánh giá tích cực. Đến thời điểm này, Transerco đã hoàn thành mục tiêu phủ kín mạng lưới xe buýt trợ giá đến tất cả các quận, huyện, thị xã của thành phố. Đây là kết quả có ý nghĩa xã hội sâu sắc trong quá trình phát triển của thành phố, khẳng định quyết tâm không ngừng quan tâm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Thủ đô.
Chia sẻ về tuyến buýt mới, ông Nguyễn Văn Hoạt, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức cho biết, trên địa bàn huyện mới có 2 tuyến xe buýt tư nhân hoạt động theo mô hình xã hội hóa và chỉ phục vụ chủ yếu theo trục quốc lộ 21B, nên khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại còn hạn chế, đặc biệt với nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa của huyện như: Đại Hưng, Vạn Kim, Hương Sơn... Việc đưa tuyến buýt 103 (Bến xe Mỹ Đình - Hương Sơn - PV) đi vào hoạt động đã giúp nhân dân huyện Mỹ Đức nói chung, xã Hương Sơn nói riêng cùng toàn thể du khách thập phương đến tham quan chùa Hương được thuận lợi hơn.
Cũng theo Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, thời gian tới huyện tiếp tục đề nghị Transerco mở thêm các tuyến buýt gom nội bộ, đồng thời cam kết phối hợp với các đơn vị vận hành phát huy tối đa điều kiện về cơ sở vật chất, an ninh trật tự… tạo điều kiện tốt nhất để các tuyến buýt đi qua địa bàn hoạt động thuận lợi.
Phủ sóng toàn thành phố
Trước đó, trong năm 2016, Transerco đã mở mới 7 tuyến xe buýt trong đó 2 tuyến kết nối đến các khu đô thị trung tâm; 3 tuyến mở rộng vùng phục vụ đến các huyện ngoại thành chưa có xe buýt trợ giá như Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Xuân Mai, Hòa Lạc và 2 tuyến buýt chất lượng cao kết nối trung tâm Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài… Năm 2017, đến thời điểm hiện tại, Transerco đã đưa vào vận hành 2 tuyến buýt nằm trong kế hoạch năm 2016 và 9 tuyến buýt của kế hoạch năm 2017 phục vụ nhân dân các khu đô thị mới và các huyện ngoại thành gồm: Sóc Sơn; Thanh Oai; Đông Anh; Mê Linh; Ba Vì; Phú Xuyên;Ứng Hòa; Mỹ Đức…. |
Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội (Sở GTVT), mặc dù còn nhiều khó khăn tuy nhiên thành phố rất chú trọng việc mở rộng vùng phục vụ của xe buýt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Đây cũng là mục tiêu nằm trong đề án “Nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” đã được thành phố phê duyệt, giao nhiệm vụ cho các sở, ngành liên quan, các doanh nghiệp vận tải công cộng và Tổng Công ty Transerco thực hiện.
Việc mở rộng vùng phục vụ đến thời điểm này đã cơ bản hình thành được các tuyến trục kết nối khu vực ngoại thành với trung tâm thành phố. Hiện tại, toàn bộ các trục đường kết nối đã có xe buýt được trợ giá hoạt động. Các tuyến buýt nói trên luôn có số lượng hành khách rất lớn cho thấy chủ trương đúng đắn của thành phố phù hợp với mong muốn của nhân dân và góp phần đáng kể việc hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân đi vào trung tâm Thành phố.
Được biết, trong 5 tuyến buýt được mở mới lần này, 2 tuyến số 104 và 105 là 2 tuyến xe buýt nhỏ sức chứa 30 hành khách được Transerco đầu tư trang bị xe buýt hoàn toàn mới với mầu sơn xanh lá cây đặc trưng của các tuyến buýt gom. Ba tuyến buýt số 101, 102 và 103 sử dụng màu sơn vàng đỏ truyền thống và hình ảnh chim bồ câu cách điệu gắn biểu tượng Khuê Văn Các với đầy đủ các tiện ích phục vụ hành khách như: Đèn Led, Wifi, GPS kết nối âm thanh tự động và sử dụng công nghệ truyền dẫn tốc độ cao cho phép cập nhật hệ thống âm thanh từ trung tâm tạo thuận lợi trong quá trình quản lý, điều hành và kiểm soát xe hoạt động trên tuyến đồng thời giúp cho việc cập nhật thông tin thay đổi dịch vụ đến với hành khách nhanh chóng, thuận tiện.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42
Chủ động nhiều giải pháp bảo đảm an toàn giao thông dịp Tết
Giao thông 17/12/2024 11:36