Hoài niệm về biển hiệu quảng cáo cổ của Thủ đô
Những người giữ hồn sách cũ | |
Giữ “hoài niệm” nhà tập thể cho mai sau | |
Chút hoài niệm với phố Chân Cầm |
Nhiều mặt tiền của các ngôi nhà trên những con phố buôn bán lâu năm của Hà Nội như: Lãn Ông, Hàng Hòm, Hàng Thiếc, Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bài… vẫn còn giữ được những tấm bảng, biển quảng cáo lâu đời từ xa xưa, mang đậm nét văn hoá, lịch sử của người Hà Nội. Những biển quảng cáo này được thiết kế và thi công đơn giản, hầu hết được đúc bằng xi măng và có tuổi thọ cả trăm năm tuổi. Đó là những dòng chữ đắp nổi tên chủ nhà hoặc tên mặt hàng kinh doanh buôn bán. Những cái tên như Hành Thiện, Vĩnh Bảo, Lợi Ký, Phong Thịnh… đã ăn sâu vào tiềm thức và trở nên quen thuộc với nhiều người. Hiện một số trong những cửa hiệu này vẫn còn buôn bán đúng mặt hàng từ thời xa xưa.
Dòng chữ đắp nổi "Hiệu thuốc" trên mặt tiền ngôi nhà số 14 Hàng Bài nay là Thành hội Đông y Hà Nội. Ảnh: P.B |
Những dòng chữ này được gia chủ đắp lên với cả một niềm tự hào và hãnh diện có khi bằng cả 3 thứ tiếng Pháp, Việt, Hoa. Ví như ngôi nhà ở 68 Đào Duy Từ có tên là “Maison Yến Mỹ” của ông Nguyễn Đình Phẩm hay tiệm bán đồ vàng bạc trang sức Thành Mỹ ở số 18 phố Cửa Nam… Hay căn nhà ở số 10 Lý Quốc Sư ngày nay nổi tiếng với thương hiệu Phở 10, thì ngay dòng trên tấm biển vẫn đề hàng chữ nhỏ “Hợp tác xã Mùa Thu”, và nhìn ngước lên một chút nữa phần trán nhà ta vẫn còn thấy dòng chữ đắp nổi tên chủ nhà 100 năm trước Nghiêm Xuân Thúc – La Photo – tên ông chủ hiệu ảnh nổi tiếng hồi đầu thế kỷ 20.
Đến thời bao cấp gần như không còn biển quảng cáo. Nguyên nhân chính là do các đơn vị sản xuất theo kế hoạch Nhà nước giao, nên không cần quảng cáo. Lúc này, chỉ còn lại các biển báo kiểu: Mậu dịch quốc doanh, cửa hàng kem, cửa hàng ăn uống… Biển quảng cáo xuất hiện trở lại từ cuối những năm 1990 và đến nay bùng nổ với hàng loạt kích cỡ và màu sắc. Các tấm pano quảng cáo cỡ lớn xuất hiện ngày một nhiều, ngày càng to cao và có xu hướng chiếm lĩnh không gian công cộng. Các ký hiệu, biểu tượng, logo, chữ cái càng to càng nổi càng ấn tượng càng tốt, mục đích là làm sao để toả sáng, lấn át được xung quanh.
Và vì thế, bên cạnh những tấm pano quảng cáo cỡ lớn loè loẹt, hình ảnh những dòng chữ được đắp bằng xi măng xưa cũ, giản dị, mộc mạc tạo cho Hà Nội một dấu ấn thật đặc biệt. Và theo thời gian, người ta càng muốn đi tìm chút ký ức còn sót lại in dấu trên mặt tiền của các ngôi nhà cổ của Hà Nội bên cạnh những thứ ngồn ngộn cứ xuất hiện rồi lại vụt biến mất trong vòng xoáy chuyển động không ngừng nghỉ của một xã hội hiện đại hôm nay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01