Giữ “hoài niệm” nhà tập thể cho mai sau
Hoài niệm về làng quê ven đô xưa | |
Khi giới trẻ thích sống với hoài niệm |
Nhân dịp này, phóng viên báo LĐTĐ đã có buổi trò chuyện với nhiếp ảnh gia Na Sơn về những khu nhà tập thể cũ của Thủ đô mà chỉ trong vòng 10- 15 năm tới sẽ chỉ là ‘hoài niệm”.
PV: Nhà tập thể cũng là một đề tài hấp dẫn cho nhiếp ảnh và hội họa, vậy đã từng có tác phẩm nào về nhà tập thể chưa? Kỷ niệm nào của anh về cuộc sống ở nhà tập thể khiến anh nhớ nhất và ấn tượng nhất?
Nghệ sĩ Na Sơn: Phải thú thật tôi chưa có tác phẩm nào, dẫu nhiều lần rất muốn chụp ảnh khu tập thể một cách nghiêm chỉnh, nhưng đến nay vẫn chưa thu xếp được thời gian nhất là tìm được một ý tưởng xuyên suốt, mặc dù cả tuổi thơ tôi lớn lên ở môi trường khu tập thể.
Người dân Thủ đô, đặc biệt là các bạn trẻ rất thích thú trước triển lãm này. |
Kỷ niệm thì nhiều lắm kể cả ngày không hết, nhưng có vài thứ tôi nhớ mãi. Đấy là khi ở D8 Thành công, nhà tôi ở tầng 4, cả nhà được 18m2, thêm 6m2 công trình phụ. 4 người ở đó mà bố mẹ tôi còn nuôi lợn trong nhà tắm và vệ sinh. Không phải chỉ 1 con mà có khi cả đàn lợn giống 7,8 con. Hồi ấy mọi người nuôi lợn, gà để cải thiện thu nhập. Không gian sống chật chội, người với lợn chia sẻ với nhau.
Anh có nhận xét gì về sự thay đổi về hình dạng, cấu trúc của nhà tập thể qua từng thời kì lịch sử và phát triển của đô thị. Từng được coi là biểu tượng cho không gian xã hội mới, nay nó có thể bị xóa sổ vĩnh viễn. Phải chăng đó là một quy luật?
Nhà tập thể ở Hà Nội xưa hầu hết là nhà 5 tầng lắp ghép kiểu cũ và diện tích dành cho mỗi hộ rất nhỏ. Về sau người ta có xây rộng rãi hơn. Tuy thế, chúng cũng không thể theo kịp sự phát triển chóng mặt của đô thị hiện nay. Việc xây mới các khu tập thể cũ như Kim Liên, Trung Tự, Giảng Võ, Thành Công... để nhường chỗ cho các chung cư cao tầng, cao cấp là lẽ tất nhiên.
Tuy nhiên, hiện nay nó đang “hồi sinh” bởi xu hướng chuộng hoài niệm, những quán cà phê, cửa hàng quần áo vintage, thậm chí những căn hộ cho thuê được hình thành từ những khu nhà tập thể cũ kỹ. Anh có thấy thế không?
Thực ra, sáng tạo về nhà tập thể, dù là nhiếp ảnh hay mô hình ở những quán cà phê, căn hộ là cũng là xu hướng chuộng hoài niệm. Không chỉ ở Việt Nam mà khắp nơi, đặc biệt là ở Nga, người ta đã lưu trữ một số nhà tập thể điển hình như một bảo tàng sống để người dân có thể tham quan. Nhưng tôi nghĩ nó cũng chỉ là nhất thời, giai đoạn ngắn. Người ta thích vì nó lạ mắt và cũng gợi lại chút gì đó kỷ niệm nhưng chắc là chả ai thích quay lại hoặc sống mãi với nó cả. Chúng ta phải tiến lên phía trước. Vậy thôi!
Là một nhiếp ảnh gia và cũng từng tham gia triển lãm, anh đánh giá thế nào về triển lãm “Thay hình đổi mặt” của hai nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn và Trần Hậu Yên Thế?
Tôi thấy triển lãm lần này của Nguyễn Thế Sơn và Trần Hậu Yên Thế rất thú vị. Với một đề tài tuy hấp dẫn mà lại quá quen như khu tập thể cũ nhưng họ đã thể hiện được vô cùng đơn giản nhưng rất ấn tượng, bắt mắt và quá sáng tạo!
Tôi thích cách họ tạo không gian 3D bằng cách cắt dán các lớp cảnh mà họ dùng máy ảnh chụp. Các khối nhà tập thể trông sống động hơn, thật hơn với đủ sắc màu và chi tiết rất... khu tập thể (Chuồng cọp, cơi nới, hàng quán, bảng hiệu v.v). Bên cạnh những bức ảnh phù điêu của Nguyễn Thế Sơn là những bản vẽ kiến trúc thể hiện thiết kế nguyên thủy những khu nhà tập thể của Trần Hậu Yên Thế kèm những thông tin về năm xây dựng, tình trạng hiện nay... Đặc biệt, anh đã kỳ công thể hiện các bản vẽ kiến trúc bằng “ngôn ngữ” dành cho những người khiếm thị.
Xin cám ơn sự chia sẻ của anh!
Nhà tập thể giống như một bảo tàng sống, lưu giữ đầy đủ cả ký ức của quá khứ và nhịp sống của hiện tại. Từng là biểu tượng cho không gian xã hội mới, nhà tập thể là một trang quan trọng trong lịch sử nhà ở Việt Nam. Những “lồng sắt”, “chuồng cọp” là sự biến tấu bộc phát của người cư ngụ nhằm đáp ứng nhu cầu của mình và là sự minh chứng cho “cái khó ló cái khôn”. Tái hiện lại mô hình nhà tập thể, triển lãm “Thay hình đổi mặt” của hai nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn và Trần Hậu Yên Thế đã thu hút được đông đảo sự quan tâm của công chúng. Triển lãm này kéo dài từ ngày 23/9 đến ngày 5/11 tại Trung tâm văn hóa Pháp L’Espace. |
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40