Hiệu quả từ thay đổi mô hình sản xuất nông nghiệp

(LĐTĐ) Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, từ những mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát huy hiệu quả, thời gian qua huyện Thạch Thất đã và đang tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Trong đó, đặc biệt ưu tiên đầu tư cho các mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững, giúp người dân nâng cao thu nhập.
hieu qua tu thay doi mo hinh san xuat nong nghiep Chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng nông thôn mới
hieu qua tu thay doi mo hinh san xuat nong nghiep Huyện Đan Phượng phát huy các lợi thế trong sản xuất nông nghiệp

Hiệu quả từ các mô hình

Đến Thạch Thất hôm nay, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng về sự thay đổi từ con đường làng, ngõ xóm tới nếp nhà cao tầng, khang trang hơn trước. Những cánh đồng bát ngát, khu trồng hoa, trồng rau, khu chăn nuôi theo mô hình công nghệ cao. Theo báo cáo của huyện Thạch Thất, điểm nhấn trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện là sản xuất nông nghiệp, theo đó trong những năm gần đây huyện đã xây dựng được những mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát huy hiệu quả tốt. Việc hình thành và phát triển các mô hình này đã góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho nhân dân trong vùng. Sự phát triển đó là bước đệm đưa nông nghiệp Thạch Thất nói riêng và Thủ đô nói chung phát triển theo hướng bền vững.

hieu qua tu thay doi mo hinh san xuat nong nghiep
Mô hình trồng hoa công nghệ cao tại xã Đại Đồng đã cho ra những vụ hoa chất lượng bền, đẹp hơn.

Cụ thể như: Mô hình nuôi lợn rừng (quy mô trên 10.000 con) kết hợp nuôi giun quế (10.000m2) và trồng rau hữu cơ, rau bản địa dưới tán rừng (12ha) ở xã Yên Bình; mô hình trồng nấm đông trùng hạ thảo, nấm linh chi diện tích 1.000m2 ở xã Đại Đồng; mô hình nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái ở thôn Trại Mới xã Tiến Xuân...

Các mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp cũng đem lại hiệu quả thiết thực và đi vào chiều sâu như: Mô hình chuỗi sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao của 6 Hợp tác xã nông nghiệp, mô hình sản xuất rau an toàn 10ha của xã Hương Ngải, mô hình sản xuất đu đủ 10ha của xã Dị Nậu, mô hình chuỗi thực phẩm sạch 3F tại xã Tiến Xuân… Với lợi thế của địa phương việc phát triển kinh tế trang trại được huyện đặc biệt quan tâm, đến nay toàn huyện có khoảng hơn 170 trang trại đem lại hiệu quả thiết thực cho người sản xuất.

Tiêu biểu trong số đó, xã Đại Đồng vốn là xã thuần nông nhưng từ khi làm điểm xây dựng nông thôn mới, bộ mặt làng xã đã thay đổi nhờ các tuyến đường trên địa bàn đều được mở rộng rãi hơn và bê tông hóa. Chợ dân sinh của xã được xây dựng lợp mái tôn, cao ráo, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh, buôn bán thuận lợi. Hệ thống thủy lợi bảo đảm chủ động tưới tiêu cho toàn bộ diện tích đất canh tác. Đại Đồng cũng là xã ngoại thành đầu tiên của Hà Nội triển khai phân loại rác thải tại nguồn nên cảnh quan môi trường địa phương khá sạch, đẹp. Bên cạnh việc đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, xã vận động nhân dân ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp.

Thăm quan mô hình tiên phong sản xuất hoa công nghệ cao ở xã của gia đình anh Nguyễn Hữu Cường (thôn Minh Nghĩa), chúng tôi đặc biệt ấn tượng với cách làm nông nghiệp rất hiệu quả của trang trại này. Xuất phát từ đam mê làm nông nghiệp, từ một chàng cử nhân ngành đa dạng sinh học, sau khi tốt nghiệp anh Cường quyết định làm việc tại các công ty trồng hoa của nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, có những năm anh cất công vào Đà Lạt làm thuê cho các chủ vườn để tích lũy thêm kiến thức cho bản thân.

Khi đã có vốn kiến thức vững chắc hơn, anh tự tìm một hướng đi riêng cho bản thân. Về miền Bắc, anh đã mở một trang trại với quy mô 1ha trồng hoa ngay tại chính cánh đồng của quê hương anh. Để nâng cao chất lượng hoa và hạn chế tối đa rủi ro do thời tiết gây nên, anh Cường mạnh dạn đầu tư làm nhà kính, lắp đặt hệ thống tưới nước, phân tự động, xây dựng nhà màng, nhà bảo quản sau thu hoạch.

Ngày càng khẳng định hướng đi đúng của nông nghiệp hiện đại

Trong kế hoạch phát triển kinh tế, huyện Thạch Thất hướng tới tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển trọng tâm sản xuất từ sản lượng sang chất lượng. Bên cạnh đó, triển khai sản xuất mạnh mẽ toàn diện cả về trồng trọt, chăn nuôi, hình thành các vùng sản xuất tập trung tạo thành chuỗi sản xuất, tiêu thụ có nhãn hiệu sản phẩm, chuyển đổi các diện tích đất trồng lúa chất lượng thấp sang những cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Năm 2019, huyện phấn đấu tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt trên 1.661 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2018.

Bước đầu, việc trồng hoa của gia đình anh Cường gặp rất nhiều khó khăn vì nguồn kinh tế hạn hẹp, nguồn nhân lực chưa được đào tạo kỹ thuật… Nhưng với ý chí làm giàu, anh đã đi học hỏi các nơi, tìm nguồn cung cấp giống, đào tạo người dân cách chăm sóc hoa… Đến nay, sau hơn 10 năm “bén duyên”, gắn bó với công việc, mô hình trồng hoa đã mang lại cho gia đình anh nguồn thu nhập ổn định.

Đến nay, cùng với hoa ly anh đưa vào sản xuất thêm nhiều loại hoa truyền thống như hoa cúc, đồng tiền, nhằm đáp ứng thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng. Điều đặc biệt hơn, chính mô hình trồng hoa của anh đã và đang tạo việc làm, đem lại thu nhập cao cho nhiều nông dân khác trong vùng. Họ được cùng làm, được anh hướng dẫn những quy trình trong trồng trọt để nhân rộng, phát triển mô hình ngày càng rộng rãi hơn.

Chia sẻ về việc trồng hoa đem lại hiệu quả kinh tế cao, anh Nguyễn Hữu Cường cho hay, miền Bắc làm nông nghiệp vốn khó bởi có 4 mùa, sự thay đổi thời tiết đột ngột của miền Bắc dễ khiến cây sốc nhiệt do đó không đem lại hiệu quả, năng suất cao, theo đó để chọn được cây trồng phù hợp với cả 4 mùa là điều khó. Cùng với đó, làm nông nghiệp phải có người có kỹ năng tốt, có trình độ mới có thể làm được bởi dinh dưỡng, cách bảo quản, cách thu hái quyết định độ bền của hoa, với những điểm hạn chế đó anh Cường đã chọn ra cho trang trại những kế hoạch trồng hoa phù hợp đem lại năng suất cao.

Bên cạnh đó, không dừng ở nông hộ, Thạch Thất còn xuất hiện một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao kết hợp với du lịch sinh thái. Điển hình như khu sinh thái nông nghiệp Ngọc Linh ở xã Tiến Xuân qua mấy năm triển khai đã có sản phẩm an toàn như: Rau thủy canh siêu sạch theo công nghệ Nhật Bản, trứng gà sạch, ngừa bệnh... Nhờ những sản phẩm sạch đặc trưng, Ngọc Linh đã trở thành địa điểm cung ứng thực phẩm an toàn quen thuộc cho mọi người. Đặc biệt, đây là vườn ươm chuyển giao toàn bộ khu nông nghiệp công nghệ cao hiện đại và tiên tiến nhất Việt Nam nên đã thu hút được đông đảo du khách đến tham quan.

Đạt được những kết quả đó, những năm qua huyện Thạch Thất đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và nhân rộng các mô hình hiệu quả theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi liên kết... Nhờ đó, năm 2018, sản xuất nông nghiệp toàn huyện đạt hơn 1.600 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện Thạch Thất tích cực thử nghiệm, đưa mô hình nông nghiệp mới về các xã trong đó 3 mô hình sản xuất khoai tây giống vụ xuân ở Hương Ngải; sản xuất hoa có giá trị kinh tế cao ở xã Đại Đồng và mô hình cơ giới hóa đồng bộ tại xã Thạch Xá, tại các mô hình này, sau khi nghiệm thu đều cho thấy hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường tích cực.

N. Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

(LĐTĐ) Nhóm vấn đề quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề và nhóm vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu, được xác định là 3 nhóm vấn đề lớn cần được giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề Hà Nội phát triển trong thời gian tới.
Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

(LĐTĐ) Xác định làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hóa, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách nhằm xây dựng và phát triển các làng nghề. Trong đó, Thành phố thí điểm xây dựng và phát triển 6 làng nghề gắn với du lịch, xây dựng 9 điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề… Trong đó, Thành phố sẽ tập trung phát triển các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững.
Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

(LĐTĐ) Tại vùng đất Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội), nghề chưng cất rượu đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Mỗi giọt rượu chứa đựng tinh hoa từ bàn tay khéo léo và tâm huyết của người dân. Rượu Ngâu không chỉ nổi tiếng với sản phẩm rượu thơm ngon, đậm đà, mà còn gìn giữ được giá trị truyền thống của quê hương.
Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

(LĐTĐ) Thích làm nông nghiệp và mong muốn đưa sản phẩm nông nghiệp sạch đến với khách hàng, anh Nguyễn Đình Năng (sinh năm 1981) ở xóm 1, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn đầu tư trồng nho Hạ Đen và có những mùa quả ngọt đầu tiên.
Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định liên ngành Trung ương đã tổ chức khảo sát các tiêu chí, thẩm định hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Thanh Trì đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Hội Nông dân huyện Đan Phượng: Nhiều mô hình gắn với kinh tế - xã hội

Hội Nông dân huyện Đan Phượng: Nhiều mô hình gắn với kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã ban hành kế hoạch và tổ chức phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn. Từ đó, phát triển nhiều mô hình, phong trào gắn với kinh tế - xã hội.
Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

(LĐTĐ) Xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, liên tục, thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn. Tuy nhiên, quá trình này đã và đang là thách thức không nhỏ đối với các địa phương, đòi hỏi cần có các giải pháp cụ thể, sát thực tế, sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân.
Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

(LĐTĐ) Để phấn đấu với mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2024, ngay từ đầu năm, cán bộ và nhân dân trên toàn địa bàn huyện Thường Tín đang nỗ lực gấp rút để hoàn thành các tiêu chí.
Xem thêm
Phiên bản di động