Hiểm họa từ “bom gas”

Thời gian qua, nhiều vụ cháy nổ có liên quan đến việc sản xuất, sử dụng bình gas kém chất lượng, sang chiết gas trái phép…  với mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng (NTD).
Bí thư huyện ủy Hoài Nhơn chết trong ôtô do ngộ độc khí gas
Thái Bình: Nổ nhà chứa gas một người tử vong
Loạn "gas tặc"
Thêm một vụ nổ bình gas ở Hà Nội

Vi phạm tràn lan

Tháng 12/2014, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội phối hợp với phòng CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ, CATP Hà Nội, đã phát hiện, thu giữ gần 500 bình gas của nhiều thương hiệu nổi tiếng đang trôi nổi trên thị trường, phần lớn đều dán tên gas Vạn Lộc. Các bình gas này có dấu hiệu đập quai xách bình cũ để thay mới nhằm xóa dấu vết mã số, mài mòn tên hãng gas in nổi trên vỏ bình quét lại thành tên công ty. Gần đây, ngày 3/8/2015, lực lượng chức năng phát hiện liên quan đến hành vi sang chiết gas trái phép của Công ty TNHH khí đốt Thăng Long, đoàn liên ngành bắt quả tang nhân viên công ty đang sang chiết gas trái phép vào các bình gas với nhiều thương hiệu khác nhau.

Ông Trần Hùng (Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả) nhận định: Mặt hàng gas trôi nổi đang tấn công trực diện vào túi tiền, tính mạng NTD cũng như doanh nghiệp làm ăn chân chính. Tất cả các bình gas giả mạo, sang chiết lậu đều chất lượng kém, thực sự là “quả bom nổ chậm” bất kỳ lúc nào.

Tại thời điểm kiểm tra, công ty đã không xuất trình được giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG (khí hóa lỏng). Lực lượng chức năng xác định tại Cty Thăng Long có 856 chiếc tai LPG đã sơn lót, 1.280 chiếc tai LPG chưa hoàn thiện, 5.200 chiếc đế chai LPG, 2.800 chiếc tai LPG, 26 cuộn thép loại 2,5 tấn/cuộn và 1 thùng tài liệu hóa đơn, chứng từ, tem nhãn liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Được biết, hàng ngày, cơ sở sản xuất này đưa ra thị trường số lượng lớn vỏ bình gas các loại của các hãng khác nhau, không có sự kiểm định chất lượng cũng như độ an toàn đối với NTD…

Qua tìm hiểu, để thu gom bình gas, các đối tượng phạm pháp thường tổ chức các chương trình khuyến mãi giảm giá gas, tặng quà để NTD đổi sang dùng sản phẩm của công ty này. Bằng cách đó, các đối tượng có thể đánh tráo bình gas cũ lấy bình gas mới, chất lượng tốt. Khách hàng ham rẻ sẽ mua những bình gas đó mà không nhận thức được rằng có thể phải đối mặt với những nguy hiểm trong quá trình sử dụng.

Hiểm họa từ “bom gas”
Lực lượng chức năng kiểm tra một cửa hàng sang triết gas trái phép

Với cách thức trên, cơ sở kinh doanh bình gas “ma” sẽ dễ dàng chiếm dụng những bình gas chất lượng mà không mất chi phí đầu tư vỏ bình (khoảng 500.000 đồng/bình). Với vụ việc, cơ quan chức năng phát hiện 500 bình gas in nhãn hiệu Vạn Lộc vừa qua, cơ sở kinh doanh này có thể đã thu lợi khoảng 250 triệu đồng. Việc chiếm đoạt, hoán cải bình gas này khiến các cơ sở kinh doanh chân chính không những thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, thương hiệu trên thị trường.

Chế tài chưa đủ sức răn đe

Qua tìm hiểu, hầu hết các cửa hàng kinh doanh gas ở Hà Nội đều là thuê mặt bằng từ nhà ở để chuyển sang kinh doanh gas, do vậy rất chật hẹp, nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Nhiều cửa hàng không tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn, thiếu các yêu cầu về an toàn PCCC (hệ thống, thiết bị điện không đảm bảo an toàn về cháy, nổ; không có đủ cửa, lối thoát nạn; không có hoặc thiếu trang thiết bị PCCC tại chỗ; tồn trữ lượng gas vượt quá quy định; thậm chí có cửa hàng, kho chứa còn có hiện tượng tổ chức sửa chữa bình, bếp gas, sang, chiết nạp trái phép).

Theo cảnh báo của Hiệp hội Gas Việt Nam, hành vi “cắt tai, mài vỏ”, chiết nạp gas của các nhãn hiệu gas khác là rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn xã hội và NTD mà hậu quả không thể lường hết. Những hành vi trên được quy định cụ thể với tội danh “Sản xuất hàng giả” và “Sử dụng trái phép tài sản” theo Bộ luật Hình sự cùng với việc vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, chất lượng hàng hoá…

Hiện nay, hoạt động kinh doanh gas được quy định bởi Nghị định số 107/2009/NĐ-CP về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, trong đó quy định mức xử lý đối với các cơ sở vi phạm. Tuy nhiên, hầu hết các vụ việc vi phạm xảy ra vừa qua vẫn chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm hành chính, không tạo được sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm.

Luật sư Ngọc Anh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết: “Việc sang chiết gas lậu là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ cháy nổ gây thương vong cho người sử dụng gas. Vấn nạn cháy nổ bình gas đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của người dân. Hành vi chiết nạp gas vào bình của các hãng gas khác là cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn xã hội và người tiêu dùng mà hậu quả không thể lường hết. Bình gas không được kiểm tra, kiểm định dẫn tới việc cháy nổ xảy ra bất kỳ lúc nào. Hơn nữa hành vi này còn gây thất thu thuế cho nhà nước, gây thiệt hại cho những doanh nghiệp kinh doanh gas chân chính. Hiện nay các cơ quan chức năng cũng đã có nhiều kiến nghị nên có quy định cấm kinh doanh, cấm sử dụng bình gas đã qua sử dụng đặc biệt là sửa đổi chế tài xử phạt đối với các hành vi sang chiết gas số lượng lớn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Một số vụ cháy nổ do gas gần đây:

- Ngày 17/7/2015, chị Vũ Thị Thúy Vy (Đồng Nai) bị bỏng nặng trong lúc ấu ăn do bình gas 12kg phát nổ. Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất xác định chị Vy bị bỏng 60% cơ thể.

- Ngày 24/7/2015, kho chứa gas tại huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) bất ngờ nổ lớn làm một người tử vong. Thời điểm xảy ra vụ nổ bên trong có hơn 100 bình gas, đám cháy khiến 100m2 nhà kho bị thiêu rụi.

- Ngày 2/8/2015, 3 bà cháu bà Nguyễn Thị Ân (71 tuổi, ở Đồng Nai) bị bỏng nặng do bình gas (loại 12 kg) phát nổ khi đang nấu ăn. Bà Ân bị bỏng độ 1-2, tổng diện tích khoảng 23% cơ thể, hai cháu gái đều bị bỏng độ 1- 2 cả hai bên tay, chân.

Hoàng Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động