Hệ thống chợ dân sinh: Bất cập khâu quản lý môi trường

08:08 | 08/04/2017
Rau quả sạch, thực phẩm sạch ra sao khi mà hàng ngày tại một số chợ dân sinh vẫn diễn ra trình trạng nhếch nhác, mất vệ sinh nghiêm trọng.
bat cap khau quan ly moi truong Các chợ dân sinh vẫn thờ ơ trước nguy cơ dịch cúm A/H7N9:
bat cap khau quan ly moi truong Giá thực phẩm đã ổn định
bat cap khau quan ly moi truong Để quốc gia phát triển bền vững: Chú trọng đầu tư cho dân sinh

Chợ rau thịt thành chợ “rác”

Khảo sát qua kha khá khu chợ đầu mối tới chợ dân sinh, chợ cóc qua nhiều ngày, PV nhận thấy đây là tình trạng chung của hầu hết các chợ là cứ giờ tan tầm rác thải chất đống chờ người dọn, chưa kể tới nước thải còn chảy ra lênh láng ra ngoài đường gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân.

Điển hình như chợ Phùng Khoang (Trung Văn, Nam Từ Liêm), nếu như khu vực chia kiot sạch sẽ, ngăn nắp bao nhiêu, thì vào sâu khu vực mua buôn, hàng hóa bày bán tràn lan. Khu vực hải sản, tiểu thương giết mổ khiến cho vẩy cá, lòng, máu me khắp góc chợ, nơi chất đống mai cua đang bốc mùi phân hủy..

Chị Hòa (tiểu thương bán cá chợ Phùng Khoang) cho rằng: “Người mua có nhu cầu làm thịt thì chúng tôi phải mổ, đáp ứng nhu cầu của khách. Giờ chất đống ở đây, tan tầm sẽ có nhân viên vệ sinh quét dọn, hốt đi. Còn nước chảy ra cũng như nước ao nước hồ, nước máy có gì đâu mà bẩn”.

bat cap khau quan ly moi truong
Khu vực bán hải sản của các chợ luôn là nơi mất vệ sinh nhất.

Còn chợ đầu mối Dịch Vọng (Cầu Giấy) cũng nằm trong danh sách trên, dù là hai chợ gộp một, kèm chợ sinh viên buổi chiều nhưng sáng ra, chợ này vẫn hỗn hợp đủ mọi loại rác. Chưa kể tới, nhiều quán bánh, hàng ăn bày bán xen kẽ quanh chợ rất mất vệ sinh. Nhiều người cho rằng, cứ ăn chín, uống sôi là mọi vi khuẩn đều không thể tồn tại, bạn Nguyễn Thị An (sinh viên Đại học sư phạm Hà Nội) chia sẻ: “Cả chợ có một quán bún, cứ ăn ngon, rẻ là chúng tôi dẫn nhau vào. Nhìn chợ rác thải thế chứ cứ ăn chín, uống sôi là được rồi có sao đâu, ở chợ thì tránh sao được người ta vất rác”.

Cũng tại các chợ dân sinh, nếu như khu vực buôn bán hải sản, gia cầm nồng nặc mùi hôi, tanh, thì ở khu vực bán hoa quả là tan tác những đống hoa quả hỏng, thối, dập… được tiểu thương vất bừa bãi, khu vực rau xanh là cảnh rau già, rau thối… tập trung thành từng đống.

Chợ là nơi giao thương, cung cấp đa dạng các chủng loại hàng tiêu dùng thiết yếu của cuộc sống, là “cha chung” của cánh tiểu thương, vì vậy, không lạ khi nơi này lại thiếu vệ sinh, thiếu tổ chức. Mạnh ai người đó vất, chỉ cần bán được hàng, tiểu thương không cần biết quanh chợ rau, chợ thịt bây giờ là những núi rác to nhỏ, người qua người lại đè nát bét, nhơ nhớp khắp nền sàn. Không cần biết ngày nắng hay mưa, những góc chợ lúc nào cũng đầy nước bùn khiến người qua lại không cẩn thận sẽ bẩn cả quần áo.

Còn nhiều thờ ơ

Giờ đây, không chỉ công tác phòng chống cháy nổ còn nhiều thờ ơ, các khu chợ dân sinh cũng đang quá coi thường vấn đề an toàn vệ sinh, bảo vệ môi trường. Những chợ “rác” vẫn tồn tại, tiềm ẩn đủ mọi nguy cơ nhưng người bán, người mua, người quản lý đều coi như một lẽ thường tình. Tự hỏi, khi người dân còn “cầu” thực phẩm sạch, vẫn hoảng loạn trước thông tin thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm, sao họ vẫn quên đi một thực tế, chợ mất vệ sinh sẽ không thể có thực phẩm an toàn.

Thế nhưng, trái ngược với nước cống, rác thải, hoạt động mua bán tại đây vẫn diễn ra vô cùng tấp nập. Những khu hải sản vẫn đều đặn đánh vảy cá, xay cua ngay bờ nắp cống. Rau vất ngay dưới sàn bẩn mà xung quanh đủ người đi lại nhưng vẫn được tiêu thụ ào ào. Còn chưa kể là thức ăn chín xen kẽ khu vực thức ăn sống, nhiều lúc còn xuất hiện cả quán bún phở giữa chợ hôi tanh. Chỉ cần nhìn bằng mắt thường đã đủ thấy, với môi trường thiếu vệ sinh như vậy, sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong khi những thông tin về sức khỏe liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch bệnh luôn được các cơ quan chức năng phát đi đều đặn, người dân hàng ngày vẫn quan tâm đến thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn… nhưng họ lại vô cùng mâu thuẫn khi thờ ơ trước những cảnh rác thải, mất vệ sinh tại chợ. Còn chưa kể tới, người bán và người quản lý còn rất thờ ơ, quy trách nhiệm giữ gìn chợ sạch sẽ cho nhân viên và công ty môi trường.

Ông Nguyễn Văn Dục – Tổ trưởng Đội quản lý chợ Dịch Vọng cho biết: “Việc của tiểu thương là phải thu gom, tiếp đến là do công ty môi trường dọn, quét và xả nước. Cá thịt thì họ dồn chung vào túi sẽ có nhân viên môi trường đi thu, cá tanh thì có nước xả ngay. Chúng tôi vẫn kiểm tra, theo dõi, hộ kinh doanh làm không đúng, không dọn dẹp, chúng tôi sẽ nhắc nhở, không được sẽ đình chỉ luôn. Mà ngày nào cũng vậy, cứ 10h30 lại có công ty môi trường thu dọn để chiều có chỗ cho chợ sinh viên bán. Đây là hai chợ gộp một chứ không chỉ bán riêng thức ăn nên không thể để bẩn được. Còn chợ thì bao giờ cũng vẫn có mùi, cái này không thể tránh được rồi”.

Dù ban quản lý chợ khẳng định chợ sạch sẽ nhưng nhiều tiểu thương dọn dẹp bằng việc không phân loại rác và đổ trực tiếp vào ống cống nước thải. Trong khi đó, đường nước thải không tiêu khiến cho rác đặc biệt là thức ăn bị phân hủy rất ô nhiễm. Còn người mua thì mặc nhiên khẳng định, chỉ cần nguồn gốc đảm bảo là thực phẩm đó an toàn mà quên mất chính những đống rác thải bốc mùi đang tiềm ẩn nhiều loại dịch.

Rác sống phân hủy chảy dịch khắp sàn, vết chân người qua lại mang theo dịch bẩn qua khu vực rau quả. Ngoài ra, sự thiếu quy hoạch giữ nơi bán đồ khô, sống, thức ăn chín cũng nảy sinh nhiều vấn đề. Mùi hôi tanh kêu gọi ruồi muỗi, chúng bay nhảy từ thức ăn sống, qua thức ăn chín, từ sàn nhà lên quầy thực phẩm, không có gì che đậy, chủ quán vẫn đều đặn bán bánh, chan phở và người ăn vẫn cứ hồn nhiên thưởng thức. Đó chính là sự tiếp tay của dịch bệnh vào cơ thể mà nhiều người vẫn đang coi thường.

Giờ đây, không chỉ công tác phòng chống cháy nổ còn nhiều thờ ơ, các khu chợ dân sinh cũng đang quá coi thường vấn đề an toàn vệ sinh, bảo vệ môi trường. Những chợ “rác” vẫn tồn tại, tiềm ẩn đủ mọi nguy cơ nhưng người bán, người mua, người quản lý đều coi như một lẽ thường tình. Tự hỏi, khi người dân còn “cầu” thực phẩm sạch, vẫn hoảng loạn trước thông tin thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm, sao họ vẫn quên đi một thực tế, chợ mất vệ sinh sẽ không thể có thực phẩm an toàn.

Hồng Hải

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này