Háo hức những phiên chợ công nhân dịp cuối năm
Cẩn trọng “đạo chích” dịp cuối năm | |
Cùng chung tay chăm sóc sức khỏe cho công nhân lao động |
Mua sắm, tiêu dùng là nhu cầu thiết yếu của mỗi người, đặc biệt vào “mùa Tết” thị trường lại trở nên sôi động hơn cả. Những ngày này, không khó để thấy trên những con phố thương mại hay xung quanh chợ dân sinh dòng người dường như trở nên gấp gáp. Sự nhộn nhịp không chỉ xuất hiện ngoài phố thông qua những cành đào, cây quất xuống đường mời khách mà còn gõ cửa tới từng căn phòng trọ của công nhân lao động đang làm việc tại các KCN-CX trên địa bàn Thủ đô.
Những phiên chợ không chỉ là nơi mua – bán mà còn đem đến niềm vui sau những giờ làm việc cho công nhân. Ảnh: P.N |
Với nhiều công nhân, những buổi dạo chợ dịp cuối năm không chỉ đem đến niềm vui sau những giờ làm việc mà còn giúp họ sắm quà Tết cho người thân. Với công việc 8 tiếng tại phân xưởng, chưa kể tăng ca và làm thêm ngoài giờ, công nhân các KCN- CX luôn mong đợi đến ngày nghỉ, ngày cuối tuần để có thời gian mua sắm. Các mặt hàng được công nhân lao động chọn lựa chủ yếu là hàng may mặc, vật dụng gia đình để phục vụ nhu cầu tết Nguyên đán đang cận kề.
Tại chợ Bùng (xã Phùng Xá, Thạch Thất) từ sớm đã đông đúc, tấp nập người mua, kẻ bán. Ngay từ sáng sớm, chị Phạm Thị Oanh (quê Thanh Hóa), công nhân KCN Thạch Thất rảo bước với bạn cùng phòng trọ háo hức lựa chọn thực phẩm nấu nướng cho ngày nghỉ và ghé thăm những gian hàng bán đồ dùng phục vụ riêng cho dịp Tết.
Chị Oanh cho biết, sáng Chủ nhật, từ 7 giờ sáng, khu trọ có 5 phòng hầu như là nữ của chị đã rộn ràng tiếng cười nói , tiếng í ới rủ nhau đi “shopping”. Để có được ngày đông đủ thành viên như vậy, các chị đã phải hẹn nhau từ vài ngày trước bởi công việc cuối năm tăng ca bận rộn, chị Oanh dường như “tối mắt tối mũi”, hiếm hoi mới có được một ngày nghỉ trọn vẹn.
Được biết chợ Bùng là chợ dân sinh, thế nhưng ngoài việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân địa phương, đây còn là điểm đến của đông đảo công nhân công nhân thuê trọ sống xung quanh chợ. Hằng ngày, chợ bán chủ yếu là phục vụ nông sản của những người dân địa phương, bên ngoài chợ chính là những dãy quần áo, đồ gia dụng thu hút không ít nữ công nhân trẻ tuổi.
“Chợ Bùng vốn là chợ dân sinh, vào phiên họp buổi sáng hàng hóa thường nhiều và có chất lượng hơn. Những ngày thường chúng tôi đi làm không có lúc nào để đi chợ, tầm chiều tan ca cũng là lúc phiên chợ đã tàn, nơi đây cũng không có trung tâm thương mại nên chỉ có đi chợ là giải trí nhất. Do đó cứ những ngày không làm việc là chúng tôi lại rủ nhau ra đây, một phần mua được thực phẩm tươi ngon, mặt khác thỉnh thoảng ngó xem có tấm áo, chiếc quần nào có thể mua được không, niềm vui nho nhỏ cũng chỉ đơn giản vậy thôi”, chị Oanh cười nói.
Nằm cách KCN Thăng Long không xa, Chợ Bầu (xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) được nhiều người gọi với cái tên quen thuộc là “chợ công nhân” bởi nơi đây tập trung hàng nghìn công nhân sinh sống. Điểm đặc biệt của phiên chợ nơi đây khác hẳn với các khu chợ khác là đã thành thông lệ “đến giờ lại đông” cứ khoảng từ 17h chiều trở đi, chợ Bầu lại nườm nườm khách hàng là công nhân vừa tan ca làm vào chợ.
Chợ Bầu tuy không lớn nhưng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu, từ rau củ quả, thực phẩm sống- chín, cho đến quần áo, giày dép, đồ da dụng,… Không khí trao đổi kẻ mua người bán ở chợ Bầu vốn đã luôn rôm rả, đến ngày gần Tết lại càng trở nên náo nhiệt, tấp nập hơn.
Nằm trong khu vực tập trung đông công nhân nên hàng hóa ở đây cũng khá bình dân, từ áo quần đến giày dép, mỹ phẩm và các nhu yếu phẩm khác. Những quầy bánh kẹo, cửa hàng tạp hóa bầy la liệt với đa dạng các mặt hàng, phong phú về chủng loại, giá cả phải chăng luôn là lựa chọn ưu ái của nhiều công nhân. Tương tự đó, các gian hàng thời trang cũng treo vô vàn kiểu mẫu, hàng hóa đã được các tiểu thương niêm yết giá. Hầu hết các sản phẩm ở các khu chợ này đều có giá bán rất bình dân, thấp hơn nhiều so với giá bán tại các cửa hàng, chợ trung tâm hay siêu thị lớn.
Một tiểu thương buôn bán quần áo tại chợ Bầu cho biết, cách đây mấy tuần tôi đã nhập thêm hàng để bán. Thời điểm cuối năm sức mua tăng nên tôi cũng chú trọng vào việc nhập nhiều hàng cả về mẫu mã và số lượng, bán rải rác đến khi công nhân nghỉ thì thôi. Ngày thường thì lượng khách cũng trung bình, nhưng đến cuối năm anh chị em công nhân lao động cần có quần áo mới để về quê nên bán được nhiều hàng hơn.
Tôi bán hàng chủ yếu cho công nhân nên giá cả cũng phù hợp thu nhập của người lao động, mặt hàng giá cao quá thì cũng rất khó bán. Các loại quần áo thời trang có giá dao động trong khoảng 100 ngàn đến 200 ngàn đồng, áo khoác mùa đông sẽ đắt hơn, còn quần áo trẻ em giá vài chục ngàn cũng có
Trong không khí dòng người hối hả, các tấm biển giảm giá, khuyến mại lớn, “đồng giá sản phẩm” vài chục nghìn đồng được trưng bày ở nhiều gian hàng. Đó cũng là gian hàng tụ tập đông đảo công nhân nhất, tiếng hỏi, mua hàng rộn ràng vang cả một góc chợ. Đa số công nhân cho biết, mọi năm lịch nghỉ của công ty thường rơi vào ngày 27-28 tháng Chạp, việc chuẩn bị đồ đạc, sắp xếp chỗ trước khi về quê cũng đã mất rất nhiều thời gian. Đối với những công nhân ở xa, khi trở về đoàn tụ gia đình đã cận kề năm mới nên họ không có cơ hội để sắm sửa, do đó không ít người phải tận dụng những ngày nghỉ để đi chợ sắm sửa quà Tết.
Theo các tiểu thương tại chợ công nhân, bán hàng phục vụ nhu cầu mua sắm của công nhân cần phải hiểu công nhân, hiểu thói quen mua sắm của họ. Chẳng hạn như đầu năm, lượng công nhân mới chuyển đến làm việc, thuê trọ tại các KCN nhiều, người bán sẽ nhập các mặt hàng xoong nồi, chảo, các đồ gia dụng,... với số lượng nhiều hơn bởi đây là dip những mặt hàng này bán chạy nhất trong năm.
Ngược lại về cuối năm nhu cầu mua sắm vali, túi xách, quần áo, giày dép nhiều hơn, cứ vậy họ dựa theo nhu cầu đó để nhập hàng. Đặc biệt các đồ dùng được bán ở chợ công nhân, không thể nhập những sản phẩm có giá thành cao bởi với đồng lương có hạn công nhân ít mua những sản phẩm quá đắt tiền ấy. Khi hiểu được thói quen, tâm tư, tình cảm của công nhân, nhờ đó người bán sẽ bán được nhiều hàng hơn, công nhân cũng mua được những món đồ ưng ý mà họ cần dùng.
Say sưa ngắm nghía quần áo trước một cửa hàng bán đồ thời trang, nữ công nhân trẻ Ông Thị Nhung (quê Phú Thọ), KCN Thăng Long chia sẻ: “Quê tôi ở xa, một năm tôi mới về nhà một, hai lần. Đặc biệt vào vào dịp Tết Âm lịch thì nhất định phải trở về sum vầy với người thân. Xa nhà đi nơi khác làm việc cả năm trời nên dịp này tôi cũng muốn chuẩn bị cho gia đình, người thân một năm mới thật “ấm” và đẹp. Nhân lúc được nghỉ tôi dự định sẽ mua áo khoác mới cho bố mẹ, bộ quần áo cho em, chọn các phong bao lì xì đẹp mắt để mừng tuổi mọi người”.
Bên cạnh chị Nhung, vợ chồng anh Trần Văn Đông, công nhân KCN Thăng Long cẩn thận xem kỹ từng đường kim mũi chỉ trên chiếc áo len dành cho trẻ em: “Tôi làm công nhân đã được 3 năm. Mỗi năm dịp này con trai ở quê với ông bà nội đều gọi điện nhắc bố mua quà Hà Nội. Thế nên dù có bận rộn thế nào cũng cố gắng đi kiếm cho con chiếc áo ấm. Mấy hôm nữa hai vợ chồng tôi lại ra chợ đây, mua sắm thêm ít bánh kẹo, mứt về làm quà biếu ông bà hai bên nội ngoại”, anh Đông bùi ngùi cho hay.
Điểm đặc biệt hơn cả, với nhiều người công nhân, họ đến chợ không chỉ để mua, bán hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, tâm tình sau những ngày lặng thầm lao động ở các xưởng sản xuất. Rồi đây, khi một mùa Xuân mới đang đến rất gần, trong dịp cận kề năm mới, những công nhân lao động đang nỗ lực hoàn thành nốt công việc được giao và tranh thủ thời gian đi sắm Tết với mong muốn có một năm Kỷ Hợi thật đủ đầy. Mỗi người một tâm trạng, hoàn cảnh khác nhau, nhưng với tinh thần cố gắng lao động, tất cả hướng về quê hương, gia đình, chờ đợi được đón một cái Tết thật ấm no và tràn đầy hạnh phúc.
Phương Ngân – Hoa Nguyễn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21