Hạnh phúc được ươm mầm nơi đảo xa
Nhân dân luôn trân trọng và biết ơn các thầy cô giáo | |
20/11 không hoa của thầy cô hàng chục năm cắm bản | |
Tri ân những tấm gương mẫu mực |
Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo ở Quảng Phúc, Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, năm 2008, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng, Lê Bá Giáp đã tình nguyện ra đảo Cam Bình giảng dạy tại Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Trung Trực. Với Giáp lúc đó, ước mơ đơn giản chỉ là thực hiện hoài bão của tuổi trẻ - đến nơi nào khó khăn để cống hiến - như 2 anh trai đã và đang cống hiến.
Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tặng quà lưu niệm tới thầy giáo Lê Bá Giáp |
Thời điểm đó, 2 anh trai của Giáp đang công tác ngoài đảo Trường Sa. Câu chuyện về biển đảo quê hương, về việc gìn giữ chủ quyền biển đảo đã trở nên thân thuộc trong mỗi bữa ăn, sinh hoạt thường nhật của gia đình yêu biển đảo này. Không ra được Trường Sa như hai anh, Lê Bá Giáp quyết định chọn đảo Cam Bình để công tác.
Năm 2012, Trường Tiểu học và THCS Bình Hưng được thành lập. Đây chỉ là một điểm trường của Trường Nguyễn Trung Trực, xa hơn, đi lại khó khăn hơn trước và đặc biệt nơi đó chưa có điện lưới quốc gia. So với trường cũ, thì nơi đây thiếu thốn đủ thứ, nhưng không có khó khăn nào có thể làm một thanh niên như Lê Bá Giáp chùn bước. Vì vậy, anh đã tình nguyện xuống công tác và gắn bó với trường Tiểu học và THCS Bình Hưng.
Thầy Lê Bá Giáp (trái) cùng đồng nghiệp trong ngày lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam |
Thầy Giáp nhớ lại: Những ngày đầu khó khăn, không có nước ngọt để tắm gội, mỗi thầy cô chỉ xin được dân gáo nước ngọt để đánh răng, rửa mặt là tốt rồi. Không có điện, không có chỗ ngủ, hơn 20 thầy cô cả nam và nữ chỉ có 1 căn phòng hơn 15m2 nên thầy Giáp và một số giáo viên nam phải khiêng bàn ghế ra ngoài hiên ngủ, nhường phòng cho giáo viên nữ.
“Nhiều hôm muỗi quá hoặc trời mưa không ngủ được, mình đành thức trắng đêm. Những lúc đó, nằm nghĩ về gia đình ở đất liền, nơi có bố mẹ già, có vợ và con thơ đang chờ mong cũng thấyrưng rưng lệ. Nhưng rồi lại nghĩ đến học sinh, những ánh mắt ngơ ngác, những câu hỏi rất ngô nghê về những điều tưởng như rất đỗi bình thường, 10 lớp chỉ có 6 phòng học, thiếu thốn trăm bề... Vậy là mình quyết tâm ở lại xây dựng và gắn bó với xã đảo này. Thấm thoắt đến nay đã là năm thứ tám”, Giáp trải lòng.
Thầy Giáp tâm sự, 8 năm công tác ở đảo, trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, nhiều hôm nhận tin bố mẹ, vợ con ở đất liền ốm đau mình cũng rất muốn gần gũi, chăm sóc nhưng điều kiện không cho phép được thường xuyên. Nhiều đêm nằm nghĩ cũng rất thương gia đình, áy náy với vợ con. Con lớn mình năm nay đã 5 tuổi, nhưng đưa đón con đi học chắc mới tính trên đầu ngón tay, nhiều lúc cũng thấy tội cho con. Chỉ mong vợ sẽ hiểu và con cái sẽ thông cảm cho mình. Giờ thì mình quen và yêu cuộc sống nơi đây rồi, không muốn về đất liền nữa, cũng giống như người trong bờ quen với đất liền mà không muốn ra đảo vậy.
“Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo” và nghề giáo sẽ cao quý biết bao khi cái chữ được trồng ở xã đảo tiền tiêu còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Dẫu biết phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng bản thân tôi sẽ không chùn bước. Bằng nhiệt huyết, kinh nghệm, tôi sẽ không ngừng học hỏi thêm nữa để xứng đáng với sự kỳ vọng của gia đình, nhà trường và xã hội, đặc biệt là của phụ huynh nơi đây”, thầy Giáp chia sẻ.
Với những cống hiến không mệt mỏi vì sự nghiệp giáo dục tại các trường thuộc huyện đảo, xã đảo, góp phần tạo chuyển biến về chất lượng và hiệu quả giáo dục ở địa phương, nhân dịp 20/11/2016, thầy Lê Bá Giáp vinh dự là một trong số 42 giáo viên tiêu biểu xuất sắc trên toàn quốc được Bộ Giáo dục – Đào tạo và Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam mời về vinh danh và tặng bằng khen tại Hà Nội. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành
Giáo dục 15/12/2024 16:48