Hàng quán “bủa vây” các khu công nghiệp: Lợi bất cập hại!
Bất chấp nguy hiểm, người dân “thản nhiên” bán hàng dưới bức tường sắp đổ | |
Hàng quán bủa vây vườn hoa Pasteur | |
Nghịch lý hàng quán thiếu bãi đỗ: Phương tiện vẫn tràn lòng đường |
Tuy nhiên, không ít công nhân đã bày tỏ lo ngại rằng liệu hàng hóa được bày bán có đảm bảo chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và việc nhiều người dừng đỗ phương tiện để mua hàng rất dễ gây ùn tắc, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Hàng quán “bủa vây” quanh khu công nghiệp tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông |
Tại những tuyến đường quanh các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều hàng quán bày bán đủ các loại mặt hàng như đồ gia dụng, quần áo, thực phẩm… nhằm phục vụ nhu cầu của công nhân. Tuy nhiên, không ít công nhân đã bày tỏ lo ngại rằng liệu hàng hóa được bày bán có đảm bảo chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và việc nhiều người dừng đỗ phương tiện để mua hàng rất dễ gây ùn tắc, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Ghi nhận thực tế tại những tuyến đường quanh các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội như Sài Đồng, Quang Minh, Thạch Thất - Quốc Oai, Phú Nghĩa, Thăng Long… cho thấy, thời điểm công nhân chuẩn bị tan ca cũng là lúc các hàng quán đua nhau lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để bày bán đủ loại mặt hàng như quần áo, đồ gia dụng, thực phẩm, hoa quả.
Ghi nhận thực tế tại những tuyến đường quanh các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội như Sài Đồng, Quang Minh, Thạch Thất - Quốc Oai, Phú Nghĩa, Thăng Long… cho thấy, thời điểm công nhân chuẩn bị tan ca cũng là lúc các hàng quán đua nhau lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để bày bán đủ loại mặt hàng như quần áo, đồ gia dụng, thực phẩm, hoa quả… nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của đông đảo công nhân đang làm việc trong khu công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều công nhân đã bày tỏ lo ngại về nguồn gốc, chất lượng hàng hóa được bày bán cũng như nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông do việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh. Đồng thời, đề nghị các cơ quan chức năng có giải pháp quyết liệt để xử lý tình trạng hàng quán “bủa vây” các khu công nghiệp nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân lao động và nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh của các khu công nghiệp. |
Với nhiều công nhân, do quỹ thời gian eo hẹp vì làm tăng ca để có thêm thu nhập nên thường tiện đường dừng lại các hàng quán này để mua sắm. Tuy nhiên, cũng có không ít công nhân bày tỏ lo ngại về chất lượng cũng như nguồn gốc, xuất xứ của các mặt hàng.
Chị Nguyễn Thị Mai, công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Thăng Long chia sẻ: “Trước đây, tôi thường mua quần áo, đồ gia dụng, hoa quả tại các hàng quán bày bán ngay gần cổng khu công nghiệp, một phần vì tiện đường, phần khác là do giá cả cũng hợp với túi tiền.
Khi mua, tôi cũng hỏi người bán hàng về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa nhưng họ trả lời vòng quanh, đại ý là muốn thanh lý hàng để bán hàng mới nên mới bày bán ở gần khu công nghiệp, giá cả khuyến mại để tiêu thụ nhanh.
Tuy nhiên, có một vài lần, sản phẩm tôi mua về dùng chưa được bao lâu đã hỏng nên từ đó tôi “cạch mặt” những hàng quán ven đường. Hiện nay, công nhân chúng tôi đã được cung ứng hàng Việt Nam, vừa đảm bảo chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng mà giá cả lại được ưu đãi nên gia đình tôi ưu tiên dùng hàng Việt.”
Từng rơi vào tình cảnh mua đồ tại hàng quán ven đường, lợi chưa thấy đâu mà hại đã ập đến, chị Trần Thị Thắm, công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Sài Đồng nhớ lại: “Vào khoảng thời gian này năm trước, tôi bị ngộ độc thực phẩm do uống phải nước ép trái cây không đảm bảo chất lượng. Hôm đó, vừa mới tan ca, trời nóng bức lại thêm háo nước, trên đường từ công ty về phòng trọ, thấy có xe bán nước ép trái cây, bán giá rẻ nên tôi quyết định mua.
Nước ép đóng sẵn trong chai, không biết ép từ khi nào và trái cây có đảm bảo không? Chỉ khi uống xong, về tới phòng trọ, bụng đau quằn quại, phải đi viện cấp cứu thì mới biết câu trả lời. Đến bây giờ, khi nhìn thấy các loại hoa quả, thực phẩm bán ven đường tôi vẫn thấy ám ảnh. Mong rằng, các cơ quan chức năng sẽ kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm những hành vi buôn bán hàng hóa không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.”
Không chỉ lo ngại về vấn đề chất lượng hàng hóa tại các hàng quán ven đường, không ít công nhân còn chia sẻ nỗi lo khi nhiều người vô tư dừng, đỗ xe dưới lòng đường để mua hàng, nhất là vào giờ cao điểm, giờ tan ca đã dẫn đến tình trạng ùn tắc cục bộ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.
Anh Vũ Văn Trung, công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Quang Minh chia sẻ, làm việc đã căng thẳng, đi đường từ công ty về khu trọ cũng căng thẳng không kém. Vì đường đi trong khu công nghiệp rất nhiều xe cộ đi lại, đường hẹp lại có nhiều hàng quán bày bán hai bên nên gây khó khăn trong quá trình di chuyển và tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông. Nhất là vào giờ tan ca, hàng nghìn phương tiện như ôtô, xe máy, xe đạp và cả người đi bộ mạnh ai nấy chen nên nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao, chỉ cần người tham gia giao thông không chú tâm quan sát là sẽ xảy ra va chạm.
Cùng chung nỗi lo về tình trạng mất an toàn giao thông trên đường đi làm, anh Nguyễn Văn Khanh, công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai cho biết: “Từ nhiều năm nay, đoạn đường dẫn từ khu công nghiệp ra Đại lộ Thăng Long và cũng là đường đi làm của rất nhiều công nhân luôn bị lấn chiếm bởi hàng loạt các tiểu thương ngang nhiên bày bán hàng hóa trên vỉa hè và dưới lòng đường.
Nhiều công nhân cũng vô tư dừng, đỗ xe để mua hàng mà không lường trước được những nguy hiểm mình đang gây ra. Thực tế, đã có không ít những vụ va chạm giao thông trên đoạn đường này vì tầm nhìn của người điều khiển phương tiện bị hạn chế do các hàng quán che lấp và các phương tiện dừng đỗ ngay dưới lòng đường.
Mong rằng, các cơ quan chức năng sẽ sớm xử lý dứt điểm tình trạng này. Bởi suy cho cùng, người lao động chỉ lấy sức khỏe làm vốn, nếu không may bị tai nạn giao thông trên đường đi làm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và cuộc sống.”
Trước thực trạng hàng quán “bủa vây” các khu công nghiệp gây tâm lý bất an cho công nhân, làm mất mỹ quan và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần có giải pháp quyết liệt để xử lý dứt điểm tình trạng trên nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân lao động và nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh của các khu công nghiệp.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40