Hầm chui Kim Liên nên đánh giá lại yếu tố an toàn khi lưu thông
Vì sao liên tục xảy ra tai nạn tại hầm Kim Liên? | |
Thăm hỏi gia đình nữ giáo viên tử vong do tai nạn giao thông tại hầm Kim Liên | |
Nhiều phương tiện gặp sự cố tại hầm chui Kim Liên |
Từ xảy ra các vụ tai nạn
Những ngày này, khi đi qua khu vực hầm chui Kim Liên, nhiều người dân tỏ ra lo lắng. Chị Nguyễn Thị Ngọc Hoa, nhân viên của một cửa hàng thời trang trên phố Xã Đàn, thở phào nhẹ nhõm khi lưu thông từ phía Đại Cồ Việt qua hầm Kim Liên để tới nơi làm việc. Lý giải về hành động của mình chị Hoa cho biết: “Những ngày này mỗi khi bắt buộc phải đi qua hầm Kim Liên tôi khá lo sợ.
Cần nghiên cứu lại thiết kết hầm chui Kim Liên |
Đặc biệt là sau vụ tai nạn của cô giáo Quỳnh”. Trên thực tế, những lo lắng của chị Hoa không phải chỉ là do tâm lý của người phụ nữ chân yếu tay mềm, điều khiển xe không vững mà còn là tâm lý chung của nhiều người khi lưu thông qua đoạn hầm này. Anh Hoàng Hải Trung (Ô Chợ Dừa, Đống Đa) chia sẻ: “Sau mấy lần chứng kiến cảnh tai nạn giao thông trong hầm Kim Liên, đến bản thân tôi có kinh nghiệm lái xe mấy chục năm còn sợ, huống gì là phụ nữ. Hơn nữa bề mặt hầm khá trơn trượt, giao thông lộn xộn, trong khi diện tích lại bé so với khối lượng xe lưu thông”.
Tâm lý này khá dễ hiểu khi mà khu vực hầm này đã từng xảy ra không ít vụ tai nạn thương tâm. Minh chứng cụ thể nhất chính là 2 vụ tai nạn khiến người đi đường tử vong trong tháng 4 và đầu tháng 5 vừa qua. Ngày 1/5, chị Đinh Thị Hải Yến (trú tại quận Hai Bà Trưng) và Trần Thị Quỳnh (trú tại quận Đống Đa, cùng SN 1976), lưu thông hướng từ Xã Đàn về Đại Cồ Việt, khi tới hầm Kim Liên, bất ngờ bị xe Mercedes do Lã Trung Hiếu điều khiển đâm từ phía sau.
Về những bất cập ở hầm Kim Liên, theo TS. Nguyễn Ngọc Long, Phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Việt Nam, nguyên nhân xảy ra tai nạn có nhiều, nhưng cũng không thể bỏ qua việc mặt cắt ngang của hầm quá hẹp so với lưu lượng phương tiện. Cộng thêm việc lưu thông hỗn hợp giữa ô tô và xe máy nên nguy cơ tai nạn cao hơn. Ở hầm Thủ Thiêm (TP HCM), dù vẫn được tổ chức hai chiều, mỗi chiều hai làn, nhưng bố trí ô tô và xe máy đi riêng nên ít xảy ra va chạm hơn. Đến lúc Hà Nội phải nghiên cứu, đánh giá lại hạ tầng khu vực hầm Kim Liên, xem đã mãn tải chưa để tổ chức lại. Chính bản thân TS khi lưu thông dưới hầm Kim Liên, cũng khá hoảng hốt vì tiếng ồn lớn, ánh sáng thiếu, khiến người lái xe cảm giác sợ hãi nên mất tập trung. Cùng đó, thiết kế đường hầm khá dốc, mật độ xe quá đông tạo cho tâm lý tham gia giao thông càng phải “đua nhau” chen đi trước gây mất an toàn giao thông. |
Vụ tai nạn khiến 2 nạn nhân tử vong tại chỗ, còn Hiếu ngay lập tức lái xe bỏ chạy, nhưng đã bị người dân và lực lượng chức năng bắt giữ. Tại cơ quan công an, Hiếu khai nhận đã uống rượu, bia trong một buổi tiệc liên hoan trước khi gây ra tai nạn. Thời điểm kiểm tra nồng độ cồn đo được là 0,751mg/1L khí thở.
Trước đó, vào đêm ngày 22/4, vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng giữa xe tải hạng nặng và xe máy tại khu vực hầm Kim Liên đã khiến một nạn nhân tử vong tại chỗ. Theo thông tin ban đầu từ phía cơ quan điều tra, tại thời điểm trên, lái xe Phạm Văn Giáp trú tại xã Phú Lạc, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ điều khiển xe ô tô theo hướng từ đường Đào Duy Anh đi về phía đường Đại Cồ Việt.
Khi đi đến khu vực đường dẫn vào hầm đường bộ Kim Liên thì va chạm với xe máy Jupiterdo anh Nguyễn Gia Tùng (SN 1996, trú tại thị trấn Cầu Gỗ, huyện Yên Thế, Bắc Giang) điều khiển, đi cùng chiều khiến anh Tùng tử vong tại chỗ.
Cần sớm có giải pháp khắc phục
Hầm cơ giới tại nút giao thông Kim Liên (quận Đống Đa) là hầm chui cơ giới đầu tiên tại Hà Nội, có chiều dài đường hầm 644m, rộng 18,5m, chiều cao thông xe trong hầm 4,7m. Công trình được khởi công từ năm 2006 và được đưa vào hoạt động năm 2009. Việc xây dựng hầm Kim Liên tại nút giao thông quan trọng đã giúp giảm thiểu tối đa hiện tượng ùn tắc vào giờ cao điểm. Thế nhưng từ khi đưa vào hoạt động cho đến nay, đã không ít vụ va chạm xảy ra ở đây mà một phần nguyên nhân được cho là do tổ chức giao thông cũng như thiết kế của hầm chưa hợp lý.
Theo quan sát thực tế của phóng viên, hầm Kim Liên khá hẹp, độ dốc lớn, thiếu ánh sáng, bề mặt hầm trơn, ma sát kém. Trong khung giờ cao điểm, hàng dài phương tiện nối đuôi nhau qua hầm. Mặc dù từ đầu đường dẫn vào hầm đã có vạch kẻ chia hai làn đường dành cho xe máy và ô tô, nhưng trên thực tế, các phương tiện vẫn thường luồn lách, chen lấn để di chuyển. Đặc biệt 2 yếu tố được xem là có tác động lớn tới người lưu thông qua đây chính là tiếng ồn và gờ phân cách trơn trượt.
Anh Lê Văn Đạt (Nguyễn Xiển, Hà Đông) cho biết: “Gờ phân cách trong hầm rất trơn, nếu xe máy lấn làn sẽ bị lạng bánh. Không những thế, đi xe dưới hầm này nhiều lúc cảm giác rất nguy hiểm, ánh sáng yếu, đường dốc, trơn, nhưng điều khiến tôi sợ nhất là tiếng ồn. Khi đi vào hầm, tiếng ồn của xe cộ dội lại khiến cho tôi ong hết cả đầu và dễ bị giật mình”.
Bên cạnh thiết kế chưa hợp lý, thì ý thức tham gia giao thông chưa cao của người dân cũng là một yếu tố dẫn đến tình trạng tai nạn thường xuyên xảy ra ở khu vực hầm này. Nhiều người khi đi xuống hầm, mặc dù biết có độ dốc lớn nhưng vẫn không giảm ga mà lao xuống rất nhanh, không kiểm soát tốc độ. Không những thế, tình trạng đột ngột dừng đỗ xe ngay trong hầm cũng thưỡng xuyên xảy ra.
Về những bất cập ở hầm Kim Liên, theo TS. Nguyễn Ngọc Long, Phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Việt Nam, nguyên nhân xảy ra tai nạn có nhiều, nhưng cũng không thể bỏ qua việc mặt cắt ngang của hầm quá hẹp so với lưu lượng phương tiện. Cộng thêm việc lưu thông hỗn hợp giữa ô tô và xe máy nên nguy cơ tai nạn cao hơn. Ở hầm Thủ Thiêm (TP HCM), dù vẫn được tổ chức hai chiều, mỗi chiều hai làn, nhưng bố trí ô tô và xe máy đi riêng nên ít xảy ra va chạm hơn.
Đến lúc Hà Nội phải nghiên cứu, đánh giá lại hạ tầng khu vực hầm Kim Liên, xem đã mãn tải chưa để tổ chức lại. Chính bản thân TS khi lưu thông dưới hầm Kim Liên, cũng khá hoảng hốt vì tiếng ồn lớn, ánh sáng thiếu, khiến người lái xe cảm giác sợ hãi nên mất tập trung. Cùng đó, thiết kế đường hầm khá dốc, mật độ xe quá đông tạo cho tâm lý tham gia giao thông càng phải “đua nhau” chen đi trước gây mất an toàn giao thông.
Phía đơn vị phụ trách hầm Kim Liên thừa nhận, hầm đang có tồn tại là khi mưa hay bị thấm nước và có độ dốc, ánh sáng trong hầm tối hơn bên ngoài. Hiện, đơn vị đang khắc phục bằng cách xẻ rãnh để thoát nước nhanh hơn. Biển cảnh báo ở hầm cũng khá đầy đủ như: Biển phân làn ô tôxe máy, cấm xe đạp, biển đường trơn trượt, biển đi chậm… Thời gian tới bên phía đơn vị sẽ đề xuất thảm lại toàn bộ mặt hầm và tham khảo ý kiến chuyên gia và người dân để đưa ra tổ chức lại giao thông cho phù hợp.
Lê Thắm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
Giao thông 19/11/2024 18:56