Hà Nội: Nhiều trường học “nói không” với rác thải nhựa
Sống động triển lãm sắp đặt "Xả rác ít thôi!" | |
Thành phố yêu cầu không sử dụng nước uống đóng chai nhựa trong các cuộc họp | |
Tập trung thực hiện các giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi rác thải nhựa |
Những cuốn bọc vở ni-lông đã rất quen thuộc với các em học sinh bởi sự tiện lợi. Thế nhưng, trong năm học 2019 - 2020 này, những cuốn bọc vở ấy sẽ giảm dần sự xuất hiện cùng với làn sóng học sinh “nói không” với bọc vở ni-lông, trường học “nói không” với rác thải nhựa đang hiện hữu mạnh mẽ trước ngày khai giảng năm học mới.
Tháng 5/2019, các học sinh trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm) khiến người lớn ngỡ ngàng với số lượng bọc vở ni-lông được sử dụng và thải ra mỗi năm. Trong hội trại của trường, các em đã làm một thống kê: Nếu như một học sinh trong một năm học dùng 30 đên 50 bọc vở ni-lông thì tính trên phạm vi toàn quốc, với 23.5 triệu học sinh, sinh viên thì số bọc vở ni-lông hàng năm có thể lên tới hàng trăm triệu.
Thay vì bọc vở ni-lông, các bạn học sinh có thể bọc vở bằng giấy, bìa có họa tiết trang trí hoặc để nguyên bìa nếu đủ cứng. |
Từ đó, các em đã đề xuất, thay vì bọc vở ni-lông, các bạn học sinh có thể bọc vở bằng giấy, bìa có họa tiết trang trí hoặc để nguyên bìa nếu đủ cứng. Đồng thời tuyên truyền cho mọi người biết để cùng nhau giảm thiểu túi ni-lông, rác thải nhựa ra môi trường, vì một môi trường xanh - sạch - đẹp.
Theo cô giáo Nguyễn Thị Xuân Mai (Hiệu trưởng trường Tiểu học Kim Liên, quận Đống Đa), năm học 2019 - 2020, nhà trường đã thông tin tới gần 600 học sinh các lớp về việc không mang bóng bay trong ngày khai giảng. Chương trình đón học sinh lớp 1 sẽ sử dụng cờ và hoa vải. Sau đó, cờ và hoa sẽ được tái sử dụng trong các buổi biểu diễn, sinh hoạt sân khấu của nhà trường.
Cũng theo cô giáo Nguyễn Thị Xuân Mai, không phải năm nay nhà trường mới thực hiện việc hạn chế thải rác thải nhựa ra môi trường. Trong những dịp đi tham quan, dã ngoại của học sinh, nhà trường đã không sử dụng nước đóng chai, cốc dùng một lần.
Tương tự, tại trường Mầm non Montessori Choco House Hà Nội (quận Hai Bà Trưng), nhà trường cũng triệt để không mua chai Lavie, Aqua (0,5 lít hoặc 1,5 lít) đựng nước mỗi lần cho các em ra ngoài chơi mà thay vào đó là mang nước từ nhà đi. Trường cũng không dùng thìa, đĩa nhựa, cốc nhựa 1 lần mỗi dịp đưa các con ra ngoài đi picnic hoặc đi cắm trại. Đồng thời thay vì sử dụng sữa chua hộp (1 em/1 hộp) thì nhà trường đã chuyển sang dùng sữa chua đóng chai. Một chai dùng được cho cả lớp. Chai sau khi dùng xong sẽ tận dụng làm lọ cắm hoa hoặc lọ đựng nước uống.
Theo ghi nhận, năm học 2019 - 2020, 100% các trường tiểu học đều cam kết với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là không sử dụng bóng bay, bắn pháo bông trong dịp khai giảng như mọi năm. Thay vào đó, trường khuyến khích phụ huynh chuẩn bị lá cờ cho học sinh.
Được biết, mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có văn bản số 3721/SGDĐT-KHTC gửi các đơn vị ttrực thuộc về việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa. Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu từ ngày 1/9, các đơn vị thực hiện kế hoạch cắt giảm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác.
Cụ thể: Không sử dụng nước uống đóng chai nhựa (có thể tích 330ml - 500ml) trong công sở và khi tổ chức cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác chuyển sang sử dụng các bình nước có thể tích lớn (>20 lít) hoặc sử dụng các vật dụng chứa đựng sử dụng nhiều lần và các vật liệu khác thân thiện với môi trường; không sử dụng cốc nhựa, ống hút nhựa và giảm thiểu tối đa việc sử dụng túi nilon khó phân hủy trong các hoạt động mua sắm, vận chuyển tại nơi làm việc; phát động và thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”, “Nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần”, hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy trong đơn vị.
Ông Lê Ngọc Quang (Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) khẳng định: Thời gian tới, Sở sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, nhằm góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức để mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh cùng hành động bảo vệ môi trường. Đây là hành động thiết thực, ý nghĩa nhằm thay đổi những thói quen nhỏ nhưng có tác động lớn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58