Hà Nội lên phương án tổ chức giao thông tuyến buýt nhanh BRT
Chốt thời gian chạy thử tuyến buýt nhanh BRT | |
Cố gắng về đích đúng hẹn |
Nhà chờ của tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa-Kim Mã. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Theo đó, đối với các đoạn tuyến (Ba La-Yên Nghĩa và Giang Văn Minh-Kim Mã-Giảng Võ), thực hiện phương án tổ chức giao thông hỗn hợp cho BRT đi chung với các phương tiện khác như trong thiết kế kỹ thuật được duyệt.
Đối với các đoạn tuyến phân làn BRT đi riêng như đoạn Ba La-nút giao Giảng Võ-Cát Linh, tổ chức phân làn bằng vạch sơn liền kết hợp đinh phản quang, trong đó bố trí tăng dày đinh phản quang tại các đoạn nhà chờ.
Tuyến buýt nhanh BRT bắt đầu từ bến xe Kim Mã (quận Ba Đình) qua phố Giảng Võ-Láng Hạ-Lê Văn Lương-Lê Văn Lương kéo dài-trục phía bắc quận Hà Đông-Lê Trọng Tấn-Trần Phú-Ba La-bến xe Yên Nghĩa (quận Hà Đông) có chiều dài 14,7 km, với 21 nhà chờ nằm trên giải phân cách giữa đường. Xe có sức chở 90 hành khách và dự kiến tần suất xe chạy 3 phút/chuyến. Tổng chi phí cho dự án trên 53,6 triệu USD, vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và Việt Nam góp vốn đối ứng bằng chi phí giải phóng mặt bằng. Theo các nhà quản lý dự án, với tuyến xe buýt nhanh mới, hành khách đi từ Kim Mã đến Yên Nghĩa sẽ chỉ mất khoảng 30 phút, thay vì mất hơn một giờ như xe buýt thường hiện nay. |
Với các điểm quay đầu do liên ngành giao thông và công an kiến nghị đóng, Sở Giao thông Vận tải yêu cầu thực hiện phương án đóng tạm thời để đảm bảo linh hoạt tổ chức giao thông sau này, trừ điểm quay đầu trước cổng Triển lãm Giảng Võ, thực hiện đóng cố định để thi công cầu thang bộ và cầu đi bộ và lối đi tiếp cận nhà chờ, điều chỉnh lại điểm quay đầu tại khu vực này đảm bảo an toàn, thuận tiện giao thông.
Phía Sở Giao thông Vận tải cũng lưu ý việc tổ chức giao thông cho người dân tiếp cận nhà chờ xe buýt được thuận lợi an toàn đồng thời thiết kế đồng bộ hệ thống các biển báo, biển chỉ dẫn giao thông đảm bảo tuyến BRT vận hành an toàn.
Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải yêu cầu Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị phối hợp với Tổng công ty vận tải Hà Nội trình phương án vận hành tuyến BRT và việc điều chỉnh các tuyến buýt có liên quan đảm bảo việc kết nối thuận tiện giữa buýt BRT và các tuyến buýt khác trong khu vực. Các công việc phải xong trong đầu tháng 12 để đưa tuyến buýt BRT vào vận hành thí điểm trước ngày 15/12 tới.
“Phương án tổ chức giao thông vận hành thí điểm tuyến buýt BRT sau khi đưa đoàn xe vào hoạt động thí điểm sẽ tiếp tục đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình tực tế nhằm đảm bảo tuyến BRT vận hành hiệu quả,” lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34