Hà Nội đạt Chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2
Hà Nội phổ cập giáo dục mầm non về đích trước 2 năm | |
Sẽ đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 |
Vừa qua, tại Hà Nội, Vụ trưởng Vụ GDTH (Bộ GD&ĐT) Phạm Ngọc Định và Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã ký biên bản kiểm tra công nhận Hà Nội đạt Chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 năm 2014. Đây được coi là một dấu mốc quan trọng trong công tác phát triển giáo dục của Thủ đô.
Theo đó, với nhiều giải pháp được thực hiện, năm học 2014-2015, Hà Nội có 417 trong tổng số 710 trường tiểu học đạt Chuẩn quốc gia, trong đó 6 trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Tổng số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 98,3%. Giáo viên trên lớp đạt tỷ lệ 1,56 thầy cô/lớp. Trong tổng số 22,594 cán bộ giáo viên cấp tiểu học, Hà Nội có 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 93% giáo viên trên chuẩn. Tất cả các trường tiểu học đều đã bố trí giáo viên dạy các môn chuyên biệt.
Đạt Chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của Hà Nội. |
Đánh giá công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi của Hà Nội sau khi kiểm tra tại 30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội, Vụ trưởng Vụ GDTH, Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Định – Trưởng đoàn kiểm tra khẳng định: Tất cả 30 quận, huyện, thị xã đều đạt Chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2.
Vụ trưởng đã đánh giá cao Hà Nội trong công tác huy động học sinh ra lớp và học sinh học 2 buổi/ngày; công tác xây dựng và quy hoạch mạng lưới trường học để tạo điều kiện cho học sinh được học tập; công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục về đổi mới đánh giá học sinh, phương pháp, cách thức tổ chức dạy học, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chuẩn nghề nghiệp giáo viên…
Được biết phổ cập giáo dục là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Làm tốt công tác này thì học sinh Thủ đô sẽ được hưởng lợi và từ nền tảng của giáo dục phổ cập sẽ tiến tới xây dựng nền giáo dục chất lượng cao.
Chính vì vậy, ngành GD&ĐT Hà Nội đã rất quan tâm đến việc huy động trẻ ra lớp, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, đồng thời xây dựng hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại. Đặc biệt, Hà Nội quyết tâm xây dựng mặt bằng đánh giá bắt đầu từ học sinh lớp 1 bằng việc dành mọi điều kiện tốt nhất cho các cháu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?
Công nhân lao động Thủ đô nô nức mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn”
Bảng lương của giáo viên năm 2025
Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam
Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1
Tin khác
Khẩn trương tổ chức lựa chọn và sớm công bố môn thi hoặc bài thi thứ ba
Giáo dục 10/01/2025 19:33
Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT từ năm học 2025 - 2026
Giáo dục 10/01/2025 06:18
Hơn 4.400 học sinh dự thi chọn học sinh giỏi Thành phố các môn văn hóa lớp 12
Giáo dục 08/01/2025 13:30
Chốt phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT
Giáo dục 08/01/2025 08:57
Những trường hợp được cộng điểm khuyến khích trong xét công nhận tốt nghiệp THPT
Giáo dục 06/01/2025 06:25
10 sự kiện nổi bật của ngành GD&ĐT Thủ đô năm 2024
Giáo dục 04/01/2025 13:25
Quy định mới về dạy thêm, học thêm
Xã hội 03/01/2025 18:44
Giáo dục và đào tạo đóng vai trò động lực then chốt để phát triển đất nước
Giáo dục 02/01/2025 19:26
Ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
Giáo dục 02/01/2025 16:47
Vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 01/01/2025 06:09