Grab thâu tóm Uber: Cơ hội cho taxi công nghệ Việt?
Thương vụ Taxi Grab mua lại Uber Bộ Công Thương lên tiếng | |
Mua lại Uber, Grab cũng không thể độc quyền |
Mang “con” bỏ “chợ”
Đang ở vị trí vượt trội về công nghệ lẫn thị phần taxi ở Việt Nam, hãng taxi công nghệ Uber dần suy giảm sức mạnh và chính thức bị Grab thâu tóm. Thương vụ được đánh giá là thuộc dạng lớn nhất trong khu vực này đã và đang phá vỡ thế chân vạc trong cuộc cạnh tranh Uber, Grab và taxi truyền thống và dự báo gây nhiều xáo trộn thị trường.
Grab thâu tóm Uber cơ hội lớn đến Taxi công nghệ Việt lớn mạnh |
Trên thực tế, khi cùng song song tồn tại, nhiều cuộc đua “phá giá”, “ưu đãi khủng” cho cả tài xế lẫn khách hàng được hai bên đưa ra để giành thị phần, lôi kéo tài xế. Do đó, khi Grab mua lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á, đổi lại Uber sẽ giữ 27,5% cổ phần tại Grab, nhiều người dự đoán các chiến dịch khuyến mại khủng, giá cước rẻ sẽ biến mất và khách hàng sẽ là người chịu thiệt.
Không những vậy, khi tài xế tham gia mạng lưới của Grab sẽ phải chịu mức chiết khấu hơn 28% thay vì mức 20% của Uber, thậm chí mức phí này có thể sẽ bị đẩy cao hơn nữa. Trước sự việc này nhiều người cho rằng, việc đột ngột rút lui và không đảm bảo quyền lợi cho hàng ngàn lái xe của Uber là một hành động “đem con bỏ chợ”?.
Theo thông tin từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công Thương), ngày 6/4, Cục đã có buổi làm việc với đại diện hợp pháp của GrabTaxi. Tại buổi làm việc, GrabTaxi chưa đưa ra được các căn cứ cụ thể để chứng minh cho nhận định của mình về thị phần trên thị trường liên quan. Do vậy, Cục CT&BVNTD đã khuyến nghị Công ty cung cấp các căn cứ này, đồng thời đánh giá kỹ thị phần kết hợp của Grab và Uber trên thị trường liên quan để bảo đảm tuân thủ các quy định về tập trung kinh tế của pháp luật cạnh tranh trước khi tiến hành giao dịch trên thị trường Việt Nam. |
Không chỉ đối diện với nguy cơ mất việc, theo các chuyên gia kinh tế thì tài xế Uber còn đối diện với nguy cơ bị truy thu thuế. Chuyện Grab mua lại Uber đã tác động rất lớn đến quyền lợi của hàng chục nghìn lái xe sử dụng ứng dụng của Uber, khi khoản truy thu tiền thuế trên 53 tỷ đồng mà Uber đang còn nợ Cục thuế TP Hồ Chí Minh chưa bị cưỡng chế. Điều đáng nói, khoản tiền này hầu hết là tiền thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân mà các lái xe đã nộp qua Uber nhưng doanh nghiệp này chưa nộp cho cơ quan thuế.
Trên thực tế, Uber không có tư cách pháp nhân ở Việt Nam, hợp đồng đối với lái xe cũng không phải hợp đồng lao động mà chỉ là thỏa thuận hợp tác nên không có điều khoản đảm bảo quyền lợi cho lái xe. Cho nên giải quyết việc này chỉ có thể theo Luật Thương mại mà không thể theo Bộ luật Lao động. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các lái xe, các cơ quan chức năng cần khẩn trương vào cuộc buộc Uber phải thanh toán các khoản thuế còn nợ.
Đồng thời, buộc Uber và Grab có trách nhiệm chuyển giao toàn bộ lái xe Uber sang Grab và giữ nguyên các quyền lợi trước đây họ được hưởng. Bởi lẽ, nếu Grab và Uber thực hiện việc mua bán, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp tại Việt Nam, doanh nghiệp nhận sáp nhập, hợp nhất phải kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ đối với doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc bị hợp nhất.
Cơ hội cho nhiều hãng taxi công nghệ nội địa
Việc hãng taxi Uber chính tức "khai tử” tại Việt Nam và “gia nhập” hãng Grab khiến nhiều người lo lắng cho rằng, Grab sẽ độc quyền giá hãng taxi công nghệ khi “một mình một chợ”.
Tuy nhiên, tại buổi tọa đàm trực tuyến “Grab thâu tóm Uber cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt?, cho thấy, đã có hàng loạt hãng taxi công nghệ khác mọc lên với những chương trình khuyến mại thu hút khách hàng về với hãng của mình. Trong đó, Hiệp hội taxi Hà Nội còn đề xuất xây dựng trung tâm điều hành đặt xe qua mạng chung cho 77 doanh nghiệp để hành khách có thể đặt xe, xem giá giống như Grab.
Đánh giá về cơ hội của các hãng taxi công nghệ của Việt Nam sau thương vụ Grab thâu tóm Uber, hầu hết các chuyên gia đầu ngành đều nhận định, việc Uber về tay Grab tại Việt Nam là “bình thường” và là kết quả tất yếu của quy luật cạnh tranh. Trên thực tế, Uber cũng đã rút khỏi Trung Quốc và việc ra khỏi thị trường Châu Á là chủ trương lớn của Uber và đây cũng được xem là cơ hội để các hãng taxi công nghệ trong nước như: VATO, T.NET, DI DI, Mai Linh… có cơ hội lớn mạnh và cạnh tranh với Grab.
Cũng đề cập đến vấn đề trên, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia cho rằng, các doanh nghiệp Việt không nên quá lo lắng. “Khi xuất hiện người khổng lồ, chúng ta sẽ thấy lo ngại nhưng tôi thì thấy họ sáp nhập cồng kềnh lại là cơ hội cho doanh nghiệp vận tải Việt”, ông Hùng cho hay.
Dẫn chứng về vấn đề này ông Hùng cho biết, khi xuất hiện Grab tại Việt Nam, Uber là một thế lực lớn, hùng mạnh. Nhưng đến giờ, Grab đã thôn tính Uber còn các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng như Đông Nam Á vẫn đứng vững trên đôi chân của mình. Chẳng ai ngờ được Uber thất bại ở Đông Nam Á, bởi họ quá lớn và bây giờ điều bất ngờ ấy đã xảy ra, cơ hội sẽ tiếp tục được chia đều cho các doanh nghiệp.
Dưới góc độ khách hàng và tài xế, nhiều chuyên gia nhận định, việc Uber bị thâu tóm cho thấy sự khốc liệt của thị trường taxi. Tuy nhiên, không cần quá lo ngại bởi Uber biến mất thì sẽ có những doanh nghiệp khác và giá cước của Uber, Grab không phải lúc nào cũng rẻ, có những thời điểm còn rất cao nên nếu họ không khuyến mại thì khách hàng có thể lựa chọn taxi truyền thống.
Đặc biệt, hiện cũng có nhiều hãng taxi có ứng dụng công nghệ “tung chiêu” khuyến mãi để thu hút khách hàng và tài xế, nhằm cạnh tranh thị phần với Grab và taxi truyền thống, đây cũng là cơ hội để khách hàng được hưởng lợi nhiều hơn.
Lợi ích là vậy, thế nhưng theo các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực giao thông cho biết, để khách hàng lẫn lái xe không bị thiệt, vai trò của cơ quan chức năng mà cụ thể là Bộ GTVT rất quan trọng.
Đặc biệt, cơ quan quản lý nhà nước cần hoàn thiện thể chế và phải vì lợi ích người dân chứ không thể vì lợi ích của doanh nghiệp dù là Grab hay taxi truyền thống. Đồng thời, cần có những biện pháp chế tài bảo đảm quyền, lợi ích của các tài xế taxi công nghệ, tránh việc họ phải rơi vào thảm cảnh “đem con bỏ chợ” thêm lần nữa.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34