Gỡ khó trong công tác phát triển đảng viên trẻ ở nông thôn
Phát triển Đảng trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước: Luôn là nhiệm vụ trọng tâm | |
Nâng cao chất lượng công tác phát triển Đảng | |
Tăng cường phát triển Đảng trong đội ngũ công nhân |
Kỳ 1: Nan giải tình trạng “tre già nhưng… măng chưa mọc”
Trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là khu vực nông thôn đã và đang xảy ra tình trạng “già hóa” đảng viên. Điều này trực tiếp gây ra nhiều sức ép lên cơ sở. Để khắc phục tình trạng “tre già nhưng… măng chưa mọc”, bên cạnh việc thay đổi nhận thức, tăng trách nhiệm thì còn cần nhiều hơn những giải pháp đồng bộ, lôi kéo quần chúng ưu tú vào Đảng.
Thiếu hụt do đâu?
Khảo sát tại một số địa phương cho thấy, việc chi bộ Đảng ở nông thôn khó kết nạp đảng viên không chỉ đơn thuần do những nguyên nhân khách quan như sự dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp..., mà còn có nhiều yếu tố chủ quan, như chưa làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên.
Trên thực tế, hầu hết các chi bộ nông thôn khi tham gia sinh hoạt phần đa là các đảng viên cao tuổi. Trao đổi với một số Bí thư chi bộ trên địa bàn Thành phố được biết, hiện tình trạng già hóa đội ngũ đảng viên đang ở mức báo động.
Hầu hết tại các chi bộ, độ tuổi trung bình đảng viên hơn 40, thậm chí, có nơi lên đến 50 tuổi. Ngoài ra, nhiều chi bộ chỉ kết nạp được 1 – 2 đảng viên mỗi năm, tuy nhiên lại mất 3 – 4 đảng viên do số cao tuổi đang chiếm tỷ lệ cao và sức khỏe không ổn định. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đảm bảo số lượng đảng viên cho mỗi chi bộ và dẫn đến “khan hiếm” đội ngũ có năng lực lãnh đạo tại nông thôn.
Lễ Kết nạp đảng viên tại Chi bộ thôn Đá Thâm (xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai) |
Là một trong những địa phương điển hình trong công tác lãnh đạo, xây dựng, phát triển và nâng cao đời sống nông thôn song những năm gần đây Đan Phượng cũng đang phải đối mặt với tình trạng số lượng đảng viên được kết nạp tại các chi bộ giảm, độ tuổi đảng viên có xu hướng tăng cao.
Theo thống kê của Ban Tổ chức Huyện ủy Đan Phượng, năm 2018, toàn huyện có 6.310 đảng viên, trong đó có 1.785 đảng viên trên 60 tuổi, 1.694 đảng viên từ 18 – 35. Độ tuổi trung bình của các đảng viên là 48,76 tuổi.
Riêng đối với công tác phát triển đảng viên, trong nhiệm kỳ 01/2016 – 06/2019, Đảng bộ huyện Đan Phượng kết nạp mới được 649 đảng viên, trong đó có 81 đảng viên thuộc các chi bộ nông thôn, đảng viên trong độ tuổi từ 18 – 30 là 423 đồng chí. Trung bình mỗi năm kết nạp được 66 đảng viên thuộc chi bộ nông thôn.
Trước đó, tại nhiệm kỳ 01/2011 – 12/2015, Đảng bộ huyện Đan Phượng kết nạp được 920 đảng viên, trong đó có 332 đảng viên thuộc chi bộ nông thôn, đảng viên trong độ tuổi 18 – 30 là 687 đồng chí. Trung bình mỗi năm kết nạp được 23 đảng viên thuộc chi bộ nông thôn.
Qua các số liệu thống kê trên có thể thấy, số lượng đảng viên được kết nạp tại chi bộ nông thôn của huyện Đan Phượng đang có xu hướng giảm dần, nhiệm kỳ sau chỉ đạt 1/3 so với nhiệm kỳ trước. Độ tuổi trung bình của đảng viên cũng có xu hướng tăng lên.
Ở cấp cơ sở, đảng viên trẻ vẫn đang chiếm số lượng tương đối thấp. Chi bộ thôn Núi Sáo, xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ là ví dụ. Ít năm trở lại đây,Chi bộ thôn Núi Sáo liên tục bứt phá để đạt chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu.Tuy nhiên, công tác phát triển đảng viên ở đây cũng gặp không ít khó khăn do thiếu nguồn kết nạp.
Đồng chí Nguyễn Thế Hùng – Bí thư Chi bộ thôn Núi Sáo cho biết, từ năm 2015 trở về trước, Chi bộ chỉ có 15 đảng viên, trong đó, phần lớn là các cán bộ công chức đã về hưu. Hiện Chi bộ có 26 đảng viên, tuy nhiên, số đảng viên trên 60 tuổi vẫn chiếm phân nửa, đảng viên trẻ chiếm tỉ lệ thấp.
Tạo nhiều sức ép
Theo tìm hiểu, hằng năm hầu hết Đảng bộ nông thôn tại Hà Nội vẫn hoàn thành được chỉ tiêu kết nạp mà Thành phố giao. Tuy nhiên, tỉ lệ đảng viên trẻ thường không đạt.
Về số lượng thì có thể “bù” từ các tổ chức khác như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Cựu chiến binh… nhưng về lâu về dài, nếu tiếp tục thiếu khuyết lực lượng đảng viên trẻ thì sẽ nảy sinh nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo điều hành, công tác hoạt động phong trào, đặc biệt là tập hợp lực lượng thanh thiếu niên trên địa bàn.
Nhiều Bí thư chi bộ ở cấp cơ sở cũng thừa nhận rằng, chính bởi thiếu vắng đảng viên trẻ nên đảng viên già ở chi bộ vẫn phải gánh vác các nhiệm vụ của thôn, xóm. Cá biệt, có Bí thư chi bộ đã lớn tuổi, muốn xin nghỉ nhưng chi bộ không tìm được ai thay thế nên vẫn tiếp tục đảm nhiệm các trọng trách.
Xung quanh vấn đề này, đồng chí Bùi tiến Linh - Phó Bí thư Đảng ủy xã Đông Xuân (huyện Quốc Oai) chia sẻ: Đảng viên cao tuổi, nhiều kinh nghiệm là vốn quý của các tổ chức cơ sở đảng. Phần lớn các đồng chí đảng viên cao tuổi từng trải qua các cương vị lãnh đạo chủ chốt ở địa phương hoặc từng công tác tại các cơ quan của tỉnh, huyện, có nhiều kinh nghiệm trong nhìn nhận, đánh giá các vấn đề và không ngại đấu tranh, phê bình.
Theo Phó Bí thư Đảng ủy xã Đông Xuân, sự khó khăn trong trẻ hóa đội ngũ đảng viên trẻ xuất phát từ sự dịch chuyển lao động. Lấy ví dụ ngay tại địa phương đồng chí Bùi tiến Linh cho biết, khó khăn trong “tạo nguồn” ở đây xuất phát từ việc thanh niên đều đi làm trong các xí nghiệp, nhà máy trong huyện. Ở nhà chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ nên thiếu khuyết nguồn kết nạp. Số thanh niên ở nhà làm việc, một số trình độ học vấn, văn hóa không đáp ứng đủ điều kiện, số khác là do nội tại bản thân họ không mặn mà, thiếu khuyết sự phấn đấu vào Đảng hoặc động cơ vào Đảng không trong sáng.
Còn nữa…
(Kỳ 2: Thẳng thắn nhìn nhận để “gỡ” những vướng mắc)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13