"Giấy thông hành" yêu thương của mùa dịch - Tâm thư của nhà giáo gửi đến phụ huynh và học sinh
Với thông điệp "Cha mẹ và con cái hãy dành thời gian để yêu thương, đồng hành và sẻ chia nhiều hơn trong những ngày dịch", tâm thư của cô giáo Đỗ Khánh Phượng (Giáo viên Ngữ Văn, Trường Phổ thông Hermann Gmeiner Hà Nội) sẽ khiến chúng ta nhận ra nhiều điều quý giá và càng trân trọng hơn những giây phút thiêng liêng khi ở bên gia đình.
Đâu đó trong nỗi âu lo mang tên Covid-19, bên mâm cơm gia đình, chúng ta chợt thấy đã lâu cả nhà mới có cảm giác sum vầy mỗi ngày. (Ảnh minh họa) |
Dưới đây, báo Lao động Thủ đô xin gửi tới quý bạn đọc những chia sẻ chân tình của cô giáo Đỗ Khánh Phượng:
"Dịch bệnh sẽ chấm dứt. Thời gian con toàn thời gian bên cha mẹ cũng sẽ qua đi. Trong quãng đường trưởng thành tiếp theo, có thể chẳng còn khoảng thời gian nào đặc biệt như vậy.
Cha mẹ và các con thân mến!
Đâu đó trong nỗi âu lo mang tên Covid-19 bên mâm cơm gia đình, chúng ta chợt thấy đã lâu cả nhà mới có cảm giác sum vầy mỗi ngày. Mấy chị em ở lại thành phố tự trông nhau, cùng gia đình trở về quê trú ngụ hay theo mẹ cha đi làm - đứa trẻ nào cũng đang sở hữu một “giấy thông hành” hạnh phúc như vậy vào mùa dịch.
Chúng ta đang tích trữ trong nhà nhiều sợ hãi, ném mình vào guồng thông tin thật - giả và cảm thấy muôn vàn bí bách khi nghe tin con tiếp tục nghỉ học vô kì hạn. Thật dễ để quên đi và cũng thật khó để nhận ra một niềm vui giản dị: Vào những ngày này, mỗi đứa trẻ từ mầm non đến đại học đều mong ngóng cha mẹ đi làm về hơn ngày thường và hơn bao giờ hết.
“Giấy thông hành” trao cho cha mẹ toàn thời gian của các con. Dịch bệnh sẽ chấm dứt. Thời gian con toàn thời gian bên cha mẹ cũng sẽ qua đi. Trong quãng đường trưởng thành tiếp theo, có thể chẳng còn khoảng thời gian nào đặc biệt như vậy. Sẽ thật tiếc nuối nếu cha mẹ bỏ lỡ khoảng thời gian quý giá và tấm “giấy thông hành” giá trị này.
Chúng ta đang an toàn. Cô giáo vẫn luôn tin rằng chúng ta đang ở đất nước mà sự an nguy của mỗi công dân đều được trân quý. Đâu đó ngoài kia, chúng ta có nghe về một vài cá nhân ích kỉ hay những phát ngôn gây phẫn nộ nhưng tảng băng chìm là sự đồng lòng của hàng triệu người vẫn rất kiên cố. Cô giáo mong rằng cha mẹ và các con sẽ bình tĩnh, sáng suốt bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình.
Còn thời gian nào quý giá hơn lúc này để chúng ta vun đắp tình cảm gia đình và dạy con những điều nhân văn lúc hiểm nguy, gian khó? Vào thời điểm sức khỏe mỗi người liên đới tới sự an toàn của cộng đồng và ngược lại, con người ta dễ chìm vào cơn mê sảng của sự ích kỉ và hoài nghi. Chúng ta không có lý do gì để vơ vét siêu thị và nhà thuốc. Con cái cần hiểu ý nghĩa bên ngoài sách vở của 2 chữ “đồng bào”. Yêu thương đồng loại không chỉ là những lời có cánh mà cần lắm sự sáng suốt trong tâm tưởng để ngừng miệt thị, chỉ trích và kì thị. Muốn như vậy, chúng ta cần giữ cái đầu lạnh để cân bằng trái tim đang cuồn cuộn nóng.
Covid-19 chính là bối cảnh thực tế minh chứng rằng việc học tập vượt ra ngoài không gian của trường lớp. Thế hệ Z các con đang sở hữu hệ thống hỗ trợ học trực tuyến bài bản: Từ sự đồng hành mỗi ngày của thầy cô qua Google Hangouts, chương trình học trực tuyến của các đài truyền hình hay lớp học không khoảng cách của Hocmai.vn... Nếu có một kế hoạch học tập chủ động, cô giáo tin rằng, các con sẽ duy trì được thói quen học tập, làm chủ kiến thức và không uể oải khi trở lại trường học. Các con có thể trau dồi kĩ năng thông qua việc làm bếp, dọn dẹp nhà cửa, trồng cây. Hãy đọc cuốn sách các con yêu mến và làm những điều mà các con ấp ủ trong lòng. Thật hạnh phúc, nếu cha mẹ có thể cùng con làm việc đó.
Và còn điều này nữa, nếu hôm nay cha mẹ các con vẫn phải đi làm, có về muộn hơn, vội vàng vào nhà tắm rửa, tẩy trùng khi chưa kịp ôm con vào lòng, hãy đừng trách cứ hay buồn rầu nhé. Bởi dịch bệnh có tràn lan, thì họ vẫn phải làm việc để duy trì cuộc sống hàng ngày, và sự vất vả, hiểm nguy đang rình rập họ gấp bội phần. Vì vậy, cần hơn lúc này là hành động của các con, biết yêu thương và san sẻ.
Chúng ta cố gắng mỗi ngày vì tiền bạc nhưng điều kì lạ là sau này lại chỉ nuối tiếc thời gian. Cô giáo cũng là mẹ của những đứa con đang nghỉ học toàn thời gian. Một ngày trở về nhà, nghe con gái nói: “Con ghét cái cô 17 kia, đáng đời cô ấy!” mà bỗng lỡ một nhịp tim. “Giấy thông hành” yêu thương vẫn còn thời hạn, hãy bớt đi một chút lo lắng để cùng với con học, chơi và tận hưởng kỳ nghỉ dài bất đắc dĩ này, cha mẹ nhé!"
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc
Giáo dục 27/10/2024 22:47