Giáo viên "phát điên phát rồ" vì các loại cuộc thi

Càng những trường có "danh tiếng” mật độ tổ chức các cuộc thi càng nhiều bởi như thế mới chứng tỏ “đẳng cấp" và góp phần “làm đẹp” báo cáo thành tích.
Nâng cao kỹ năng thuyết trình cho giáo viên các trường THPT tại Hà Nội
Gần 100 giáo viên Hà Nội nâng cao kỹ năng thuyết trình
Tâm sự của tân cử nhân sư phạm 'không tiền, không quan hệ'
Đào tạo giáo viên: Nước đến chân vẫn chưa buồn... nhảy

LTS: Thêm một bài viết về những vấn đề giáo dục của cô giáo Đỗ Quyên, gửi từ một trường tiểu học ở Nam Trung Bộ đến tòa soạn.

Cô giáo tâm sự chuyện người thật, việc thật về những cuộc thi trong giáo dục và đặt ra câu hỏi “Đến bao giờ mới chấm dứt những việc làm hình thức này, để thầy cô toàn tâm toàn ý vào dạy còn các em chỉ lo chuyên tâm vào học”?

Giáo viên ngày càng “bội thực” với các cuộc thi. Một thực tế cho thấy các cuộc thi của giáo viên, học sinh được tổ chức trong năm học đang lấy hết quỹ thời gian dành cho việc dạy và học của cả thầy và trò. Nó là nguyên nhân gây nên sự mệt mỏi, áp lực và góp phần kéo tụt chất lượng giáo dục của nhà trường.

Càng những trường có “danh tiếng” mật độ tổ chức các cuộc thi càng nhiều bởi như thế mới chứng tỏ “đẳng cấp” hơn hẳn những trường khác và sẽ góp phần “làm đẹp” cho các báo cáo thành tích của Ban giám hiệu sau mỗi kỳ tổng kết.

Những cuộc thi “cân não” của giáo viên

Chỉ tính riêng cuộc thi dành cho giáo viên thì năm nào thầy cô cũng phải dự thi giáo viên dạy giỏi cấp trường mà tỉ lệ đậu gần như 100%. Cách tổ chức cũng bài bản nhưng không kém phần nhiêu khê như những cuộc thi ở cấp cao hơn.

Vòng một, giáo viên phải nộp sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp hữu ích (cái này chủ yếu lên mạng "copy" về). Vòng hai là bài thi năng lực trên máy tính mà nội dung phần lớn là các đường lối chủ trương chính sách của ngành (có đầy trong tài liệu mở ra chép). Vòng ba trình diễn hai tiết dạy (dạy tới dạy lui vài lần đến nhừ như cháo).

Thời gian các trường tổ chức hội thi coi như học trò cũng được “xả hơi” vì cô thầy còn bận học bài, bận chỉnh sửa sáng kiến kinh nghiệm và bận mượn lớp để dạy thử…Sau cuộc thi trường, nếu thầy cô nào được chọn đi thi cấp thị, cấp tỉnh thì việc chuẩn bị lại càng ráo riết hơn.

Giáo viên
Chỉ tính riêng cuộc thi dành cho giáo viên thì năm nào thầy cô cũng phải dự thi giáo viên dạy giỏi cấp trường mà tỉ lệ đậu gần như 100%. Ảnh minh họa, nguồn Internet

Xong kì thi chuyên môn lại đến kì thi đồ dùng dạy học.Lớp chủ nhiệm sẽ luân phiên thầy cô khác vào dạy hỗ trợ người vài tiết cho giáo viên có thời gian học bài, chuẩn bị…Sau thi giáo viên dạy giỏi đến thi chủ nhiệm giỏi. Giáo viên cũng phải trải qua những vòng thi từ cấp trường đến cấp thị, cấp tỉnh như thế…

Những đồ dùng làm ra dù được giải hay không cũng cứ nằm im lìm trong phòng thiết bị mà ít được lấy ra sử dụng cho việc giảng dạy hàng ngày.

Bởi người làm luôn mang tâm trạng đối phó, bắt buộc hơn là sự say mê, sự cần thiết từ thực tế, vì thế sản phẩm làm ra chỉ đáp ứng yêu cầu thi cử mà ít có sự ứng dụng thiết thực.

Những cuộc thi của thầy nhưng núp bóng học trò

Vài năm trước đây, học sinh thường phải tham gia giải Toán, tiếng Anh trên mạng. Việc giúp các em qua vòng tự luyện đôi khi là thầy cô giáo tự làm.

Gần đến những vòng thi, thầy cô tải một số vòng thi các năm của các địa phương khác về hướng dẫn cho các em làm đến thuộc lòng cả đề, cả đáp án.

Nhiều em bước vào phòng thi nhưng đã thuộc làu làu một số dạng bài, có em may mắn “trúng tủ” đọc đề chưa đầy 5 phút đã đàng hoàng bước ra.

May thay năm học này, không còn tổ chức các cuộc thi Toán, tiếng Anh trên mạng nữa nhưng vẫn còn đầy những cuộc thi không chính thức như giao thông thông minh, nha học đường, ý tưởng trẻ thơ, sáng tạo thanh thiếu niên…

Thế rồi ở trường không có thời gian, máy móc không đủ đáp ứng, đêm về cô thầy tự làm thay các em. Đến vòng thi, học sinh đàng hoàng ngồi thi đôi khi có sự hỗ trợ của giáo viên coi thi để giúp các em qua vòng.Những đứa trẻ mới ở độ tuổi 6,7 nhưng phải làm mỗi vòng thi tới 30 câu hỏi về giao thông mà đến người lớn còn lắc lư trầy trật. Đã giao chỉ tiêu về lớp, về trường, thầy cô chủ nhiệm nào dám không cho học sinh tham gia?

Mệt mỏi hơn cả có lẽ là cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng”. Cả năm phát động không có được một sản phẩm nào mang nộp nhưng giáo viên sợ quy trách nhiệm: “không đôn đốc các em tham gia, làm công tác chủ nhiệm không tốt…”.

GDVN

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động