Đào tạo giáo viên: Nước đến chân vẫn chưa buồn... nhảy
Nữ giáo viên luôn “cháy” hết mình với nghề | |
Hỗ trợ giáo viên có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt nhân dịp tết |
Yêu cầu cấp thiết
Kết quả khảo sát đối với 300 sinh viên của Th.S Hoàng Thị Hạnh (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2) cho thấy: Hơn 50% cho rằng việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không quan trọng và nhiều “giáo viên tương lai” học đến năm thứ ba ngạc nhiên trước vấn đề mới mẻ này. Điều này cho thấy nhận thức của sinh viên sư phạm khá lạc hậu và có đến 72% coi trọng việc học theo giáo án và tâm niệm ra trường cũng dạy theo giáo án là chính. Không những thế, vì thiếu điều kiện thực tập sư phạm, nhiều sinh viên thiếu kỹ năng thể hiện, diễn thuyết và kỹ năng mềm khác.
Đổi mới giáo dục phụ thuộc vào chất lượng đào tạo giáo viên. Ảnh minh họa |
Trong khi đó, theo Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Nguyễn Vinh Hiển, muốn thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới thì phải có sự vào cuộc của các trường sư phạm, trong đó giải pháp then chốt, cấp thiết đối với các cơ sở đào tạo giáo viên là phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn. Nếu ngay từ bây giờ, cỗ máy cái sư phạm không chịu khởi động (thiết kế chương trình đào tạo sinh viên theo chuẩn mới, hướng dạy học theo năng lực học sinh) thì khi ra trường họ khó bắt tay vào giảng dạy theo chương trình, sách giáo khoa mới.
Rõ ràng, yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với đội ngũ giáo viên chuẩn bị dạy chương trình, sách giáo khoa mới rất lớn nhưng đến giờ này, nhiều trường sư phạm vẫn chưa chuyển động (tức xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tích hợp) để sinh viên ra trường có thể dạy tích hợp một số môn cùng lĩnh vực như khoa học xã hội, khoa học tự nhiên. Hơn nữa, trong xu thế chỉ có một chương trình và nhiều bộ sách giáo khoa, giáo viên sẽ được trao quyền chủ động nhiều hơn nên phải tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, trang bị phương pháp luận sáng tạo, tiếp cận với mô hình dạy học mới…
Thế nhưng, tại hội nghị về đổi mới công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên do Bộ GD- ĐT tổ chức mới đây, một số ý kiến của các trường ĐH sư phạm lại cho rằng: Muốn thiết kế xây dựng chương trình thì phải biết rõ “hình bóng, cấu trúc” của chương trình mới. Từ đó các trường mới có thể tạo ra mô hình đào tạo sư phạm mới, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông theo yêu cầu đặt ra.
Các trường trì trệ, giáo viên lúng túng
Trước thực tế này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Các trường sư phạm thụ động, không biết xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu đổi mới sản phẩm đào tạo. Vì thế, sinh viên ra trường không biết và không thể thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy đang được triển khai ở các trường học… Sự trì trệ, chậm đổi mới của các trường sư phạm là đáng báo động.
“Thử hỏi có bao nhiêu sinh viên sư phạm biết rõ thực tế các trường phổ thông hiện đang triển khai công nghệ dạy học như thế nào và có bao nhiêu mô hình, phương pháp mới, tích cực? Do chương trình đào tạo, giảng dạy theo kiểu học chay là chính và ít có cơ hội thực tập nên nhiều giáo viên mới ra trường chẳng những không biết cách tổ chức dạy học mà còn “rối tinh”, lúng túng với các mô hình dạy học mới ở cơ sở. Lỗi này bắt nguồn từ các trường sư phạm chưa chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy, còn giảng viên chưa làm hình mẫu cho sinh viên biết cách dạy học đúng kỹ thuật, quy trình cũng như có nghệ thuật để chạm vào trái tim người học”- Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển thẳng thắn chỉ ra.
Không chỉ nói rõ bệnh trì trệ, lạc hậu, chậm đổi mới, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển còn cảnh báo thực trạng đầu ra kém chất lượng, tỷ lệ sinh viên sư phạm thất nghiệp cao là do nhiều trường chạy theo chỉ tiêu, đào tạo nhiều để lấy nguồn kinh phí. Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, xã hội đang thay đổi nhanh, trong đó các sản phẩm công nghiệp thay đổi từng ngày, hướng tới chuẩn quốc tế để thích ứng với thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước. Vậy mà, sản phẩm con người (những người thầy) đòi hỏi chất lượng khắt khe hơn, cao hơn lại chậm đổi mới, nếu không muốn nói là tụt hậu . Thực tế thầy giáo kém thì làm sao trò có thể học khá, giỏi, lĩnh hội kiến thức tốt nhất?
Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII đang diễn ra, nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ băn khoăn về việc các trường sư phạm hiện nay không thu hút được sinh viên giỏi trong khi yêu cầu đối với giáo viên khi thực hiện đổi mới giáo dục lại cao hơn. Về điều này, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, trước đây khi áp dụng chính sách miễn học phí cho sinh viên trường sư phạm, chất lượng đầu vào của các trường tăng rõ rệt. Có một thời gian, điểm đầu vào của các trường sư phạm nằm trong top cao. Tuy nhiên, chính sách này đến nay không còn hiệu quả. Vì thế để thu hút người giỏi vào trường sư phạm không thể trông đợi vào chính sách miễn giảm học phí. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng việc điều chỉnh chế độ tiền lương của giáo viên kèm theo các chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi, khuyến khích người giỏi làm việc trong ngành giáo dục mới là giải pháp bền vững.
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37