Giáo viên mầm non ngoài công lập gồng mình “vượt bão”

(LĐTĐ) Dịch Covid-19 đã tác động, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Ngành Giáo dục cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng trên. Với hệ thống giáo dục mầm non ngoài công lập tại Hà Nội, khi 100% thu chi đều dựa vào học phí phụ huynh đóng góp, việc học sinh nghỉ học dài ngày khiến các trường rơi vào cảnh khủng hoảng nguồn thu. Việc sớm tìm ra những giải pháp “cứu cánh” thiết thực trong bối cảnh này sẽ trực tiếp góp phần giúp giáo viên và các trường mầm non ngoài công lập có thể “sống sót” qua giai đoạn dịch Covid-19 khó khăn như hiện nay.
giao vien mam non ngoai cong lap gong minh vuot bao Truy thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với giáo viên mầm non ngoài công lập
giao vien mam non ngoai cong lap gong minh vuot bao Đề xuất hỗ trợ 50% mức lương cơ sở đối với giáo viên mầm non tại các khu công nghiệp

Nhiều khó khăn

Thất nghiệp, không có thu nhập và buộc phải tìm công việc khác để kiếm sống là tình cảnh chung của giáo viên các cơ sở mầm non tư thục. Chị N.T.L (giáo viên của cơ sở mầm non tư thục tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, do trường đóng cửa để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nên chị buộc phải nghỉ việc ở nhà không lương. Chồng chị từng làm tại một công ty du lịch cũng phải nghỉ việc bởi ảnh hưởng của dịch bệnh. Mất đi những nguồn thu quan trọng nhất, kinh tế gia đình chị gặp không ít khó khăn.

giao vien mam non ngoai cong lap gong minh vuot bao
Các trường học huy động giáo viên, nhân viên dọn vệ sinh phòng học.

Chung tình cảnh tương tự, làm việc tại một trường mầm non tư thục tại quận Hoàng Mai (Hà Nội), trước kia chị H. có thu nhập 5-6 triệu đồng/tháng. Từ đầu tháng 2 trường đóng cửa, chị chỉ được trả một nửa lương đóng bảo hiểm xã hội. Đến tháng 3, chị không được trả lương vì trường không có nguồn thu. Để trang trải cuộc sống, hằng ngày chị H. bán hàng online, chủ yếu là hóa mỹ phẩm nhưng do tính chất công việc chủ yếu là thời vụ nên lượng khách ít, cả tháng lời lãi chỉ được vài trăm nghìn đồng.

Không riêng trường hợp chị N.T.L hay chị H., những giáo viên tư thục khác cũng chia sẻ họ đang gặp rất nhiều khó khăn khi không có việc làm, tìm việc làm thêm cũng không đơn giản, có cô giáo phải làm phụ xây dựng hay giúp việc theo nhà…

Nhiều trường mầm non không có nguồn thu, song vẫn phải cầm cự để trả lương, đóng bảo hiểm xã hội cho giáo viên. Trường Mầm non tư thục Quốc tế Mỹ Rosemont (quận Thanh Xuân, Hà Nội) là một ví dụ. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên đơn vị này buộc phải cho giáo viên nghỉ luân phiên. Mặc dù không hoạt động nhưng mỗi tháng nhà trường vẫn phải bỏ cả hàng trăm triệu đồng để chi trả tiền thuê địa điểm, tiền bảo hiểm và tiền lương cho giáo viên. Sức ép trên là một gánh nặng quá sức đối với đơn vị này.

Cố gắng trả lương, hỗ trợ giáo viên

Trong “bức tranh” ảm đạm kể trên, qua ghi nhận của Lao động Thủ đô vẫn còn những gam màu tươi sáng khi các trường mầm non tư thục và thậm chí ngay bản thân những giáo viên đã có không ít sáng kiến, nỗ lực để vượt qua khó khăn. Bà Nguyễn Thị Nhung (Giám đốc Trường Mầm non tư thục Quốc tế Mỹ Rosemont) cho biết, trường có khoảng hơn 30 giáo viên, người lao động. Thời gian qua, dù trường đối mặt với khó khăn song vẫn hỗ trợ trả lương, chế độ bảo hiểm… tháng 2, tháng 3 cho giáo viên, nhân viên nhà trường.

“Bây giờ tất cả các trường đều trông chờ vào nhà nước thì làm sao mà được. Bởi dịch bệnh, thiên tai đưa đến do khách quan chứ không phải nhà nước muốn. Ngoài việc chung tay cùng các ngành chức năng phòng chống dịch Covid-19, bản thân tôi chỉ có đề xuất chủ nhà, công ty, đơn vị cho thuê nhà… xem xét giảm chi phí thuê mặt bằng cho các trường đến khi hết dịch. Nếu được thì đây sẽ là động thái thiết thực góp phần cùng các cơ sở giáo dục vượt qua những khó khăn tại giai đoạn này…” - bà Nguyễn Thị Nhung chia sẻ.

Trường không có nguồn thu vì học sinh nghỉ học, song bà Đàm Thị Hảo (Hiệu trưởng Trường Mầm non Ngôi nhà tư duy, quận Hà Đông, Hà Nội) vẫn bày tỏ niềm lạc quan khi không ngừng động viên, khích lệ giáo viên, học sinh trong trường tiếp tục cố gắng. Theo bà Đàm Thị Hảo, dù khó khăn song trường vẫn cố gắng duy trì hỗ trợ 30% lương và các chế độ cho giáo viên để đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường trang trải cuộc sống.

Còn tại phường Cổ Nhuế 2 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), bà Nguyễn Thị Minh (Hiệu trưởng Trường Mầm non Mickey) cho biết, trước những khó khăn chung của các trường mầm non ngoài công lập, giáo viên trong trường đã cùng nhau lập một nhóm kinh doanh các sản phẩm thực phẩm an toàn online. Công việc bán “quà quê” online vừa giúp những thành viên là giáo viên trong nhóm bán được rau, quả, sản phẩm thực phẩm an toàn, vừa giúp mọi người ở Hà Nội có thực phẩm đảm bảo. Mặt khác, đây cũng là giải pháp ngắn hạn giúp bản thân giáo viên có thêm thu nhập.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở giáo dục quốc dân. Chẳng hạn: Miễn, giảm, kéo dài thời gian quyết toán các khoản thuế năm 2019 và miễn các khoản thuế phát sinh trong quý 1 và 2 năm 2020 đối với các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập.

Chi phí hoạt động bao gồm tiền lương, bảo hiểm, chế độ khác của đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên tại các cơ sở giáo dục chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 50-60%) ngân sách. Để giảm bớt chi phí hoạt động, Bộ GD&ĐT đề xuất Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan xem xét miễn Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp đối với toàn bộ giáo viên, giảng viên, nhân viên, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập đang tham gia đóng trong quý 1 và 2 năm 2020.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đề xuất Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước có gói tín dụng cho vay ưu đãi lãi suất 0% áp dụng cho đối tượng là các cơ sở giáo dục ngoài công lập vay với mục đích duy trì hoạt động thường xuyên nhằm có nguồn vốn chi trả hoạt động và để người lao động yên tâm công tác, tiếp tục có động lực, niềm tin đóng góp vào sự nghiệp phát triển giáo dục của nước nhà.

Thực tế, đối với các trường ngoài công lập, việc học sinh nghỉ học những tháng vừa qua khiến các cơ sở này lâm cảnh lao đao là điều không thể phủ nhận. Học sinh nghỉ đồng nghĩa với việc trường bị ảnh hưởng nhiều về nguồn thu, trong khi vẫn phải cố gắng để hỗ trợ giáo viên, nhân viên. Đồng cảm với các trường đang lao đao vì dịch Covid-19, nhiều chuyên gia cũng cho rằng đã đến lúc cần phải xây dựng một chính sách dài hơi trong trường hợp xảy ra thiên tai dịch họa.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ (nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT) cho rằng việc cho học sinh nghỉ là một biện pháp cần thiết và quan trọng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời mà xa hơn chúng ta cần có cách ứng phó phù hợp, bài bản và lâu dài. Nói cách khác, qua dịch Covid-19 này đặt ra vấn đề cần phải có một chiến lược, chính sách dài hơi trong trường hợp xảy ra thiên tai dịch họa.

Nói sâu hơn về giải pháp, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho biết: “Đối với khối mầm non ngoài công lập, theo tôi dịch Covid-19 đã gây ra một số khó khăn rất lớn. Tôi nghĩ giải pháp trước mắt các cơ quan liên quan nên nghiên cứu tổ chức, phát triển những nhóm nhỏ gia đình từ 5 đến 10 trẻ. Các giáo viên sẽ đến gia đình đó và trông coi trẻ. Ví dụ, trong nhà, trong một xóm nhỏ có nhiều trẻ thì có thể tập hợp lại. Cha mẹ đi làm. Một gia đình phụ huynh nào đó chỉ cần dành ra 1 phòng nhỏ tầm 15 - 20m để tổ chức thành nhóm nhỏ, các cô giáo sẽ đến từng nhóm để dạy. Điều này vừa tạo điều kiện cho những phụ huynh không chăm được con có thể gửi con đến đó, vừa phần nào tạo thu nhập cho các cô…”

Rõ ràng, trong thời điểm dịch bệnh vẫn đang có những diễn biến phức tạp, những nỗ lực, sáng kiến xoay sở của các cơ sở giáo dục thuộc khối trường mầm non tư thục là đáng trân trọng và ghi nhận. Tuy nhiên, như vậy là chưa đủ. Bởi hơn bao giờ hết họ rất cần một liều vaccine hoặc đơn giản chỉ là một cái chìa tay từ Nhà nước và xã hội cùng họ vượt qua giai đoạn khó khăn, khốc liệt này.

P.T - Đ.L

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Xem thêm
Phiên bản di động