Giám sát an toàn thực phẩm: Đi đến tận cùng vấn đề
Thực phẩm không rõ nguồn gốc
Thành phố Hà Nội có 454 chợ các loại, trong đó hầu hết là chợ dân sinh truyền thống, bán lẻ các nhóm hàng thực phẩm tươi sống và kinh doanh đồ ăn chín, dịch vụ ăn uống… Thống kê sơ bộ, các chợ trên đang cung cấp khoảng 70% nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Khảo sát khu bán thực phẩm tươi sống tại chợ Bún và một số chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm, chúng tôi dễ dàng nhận thấy thường là khu vực sân trống, không có mái che, bàn quầy kinh doanh thịt chủ yếu là bàn gỗ nên khó vệ sinh. Vấn đề xử lý nước thải cũng chưa được chú trọng.
![]() |
Thực phẩm tại chợ truyền thống không rõ nguồn gốc là nỗi lo của người tiêu dùng (chợ Bún, Gia Lâm) |
Ở khu chợ phố Nguyễn Cao (phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng), các quầy thực phẩm được bày bán trong những ngõ nhỏ, một số quầy bán ngay cạnh khu vực đổ rác của khu dân cư.
Những người bán thịt lợn ở đây cho biết, sáng sớm, họ về tận nơi chăn nuôi để tự giết mổ rồi chở lên chợ bày bán; còn những quầy bán thịt bò thì họ thường nhập thịt ở các lò mổ; hàng rau, củ, quả có nguồn gốc ở chợ đầu mối Long Biên;… Tuy nhiên, điều đáng nói là các loại thực phẩm ở đây hầu hết đều không có dấu kiểm dịch an toàn thực phẩm của cơ quan chức năng.
Theo đại biểu Vũ Mạnh Hải (tổ đại biểu Thường Tín), hiện nay trên 70% người tiêu dùng vẫn mua thực phẩm từ các chợ dân sinh và chợ cóc, chợ tạm, chỉ có 30% người tiêu dùng giao dịch tại siêu thị. Công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại một số chợ trên còn mang tính hình thức, thiếu chặt chẽ, chủ yếu là cảm nhận bằng cảm quan và hóa đơn chứng từ.
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn về tình trạng mất vệ sinh trong việc giết mổ gia súc gia cầm gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo an toàn thực phẩm, nguồn gốc thực phẩm bày bán tại các chợ tạm, chợ cóc, nhất là ở các chợ truyền thống khu vực ngoại thành.
Vì vậy, tại các kỳ họp, nhiều đại biểu HĐND Thành phố đã đề nghị UBND Thành phố cần phải có các giải pháp kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm tại các chợ dân sinh, chợ tạm trên địa bàn, nhất là việc kiểm soát về nguồn gốc, chất lượng hàng hóa tại các chợ này.
Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm
Trước những băn khoăn của cử tri, Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội cho rằng, nguyên nhân của những tồn tại trên là do sự vào cuộc của chính quyền một số địa phương cấp xã còn chưa quyết liệt thường xuyên, ở cấp này cũng chưa có cán bộ chuyên trách về an toàn thực phẩm.
Trong khi một bộ phận người sản xuất, chế biến còn chưa có ý thức tự giác chấp hành quy định về an toàn thực phẩm, thiếu trách nhiệm với sức khỏe cộng đồng thì người tiêu dùng đôi khi lại dễ dãi mua bán thực phẩm dù không rõ nguồn gốc.
Giải pháp cho vấn đề trên, ngoài biện pháp tuyên truyền, phổ biến quyền lợi của người tiêu dùng, nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh trong việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, UBND Thành phố sẽ chỉ đạo tăng cường hoạt động chuyên ngành và liên ngành trong công tác này.
Theo ông Trần Văn Chung - Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Thường trực Ban chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm Thành phố, trong năm 2017, các lực lượng chức năng đã thanh, kiểm tra 111.166 lượt cơ sở, phát hiện 26.310 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, phạt tiền 7.221 cơ sở với số tiền phạt hơn 38 tỷ đồng.
Phát huy hiệu quả xe kiểm nghiệm nhanh chuyên dụng về an toàn thực phẩm, xét nghiệm hơn 1.000 mẫu, phát hiện 85 mẫu dương tính, trong đó có 32 mẫu liên quan đến rau củ quả, 3 mẫu thịt, 45 thực phẩm ăn ngay có hàn the... Các lực lượng chức năng đã xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm của các cơ sở về chấp hành quy định an toàn thực phẩm.
Ông Trần Văn Chung cho biết, thời gian tới, Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm Thành phố sẽ tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất, xử lý nghiêm cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định an toàn thực phẩm.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ các cơ quan chức năng, các địa phương, phát hiện, điều tra, triệt phá dứt điểm các đường dây nhập lậu, tàng trữ, lưu thông, buôn bán chất cấm, hóa chất, kháng sinh, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng. Tăng cường phối hợp với các tỉnh trong quản lý nguồn thực phẩm.
Cùng với đó, tiếp tục tổ chức hệ thống lấy mẫu giám sát, cảnh báo và điều tra, truy xuất, xử lý tận gốc đối với sản phẩm, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm.
Trước thực trạng và yêu cầu đặt ra có thể thấy công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Thành phố là nhiệm vụ hết sức khó khăn, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cấp, các ngành, cùng sự đồng thuận, hưởng ứng của nhân dân trong việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật thì công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm mới có chuyển biến.
Hoàng Phúc
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Dự báo giá vàng tuần tới: Chuyên gia lạc quan về đà tăng của vàng

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Điểm sáng về chăm lo, bảo vệ lao động nữ ở huyện Gia Lâm

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp chuyển mình trong kỷ nguyên số

Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi
Y tế 13/04/2025 13:07

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ
Y tế 12/04/2025 22:26

Một người lớn tử vong do sởi
Y tế 10/04/2025 20:43

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Y tế 10/04/2025 11:38

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng
Y tế 03/04/2025 16:15