Gia tăng bệnh nhi nhập viện do bị rắn độc cắn
Rắn độc bò lên giường tránh lũ, nữ sinh lớp 11 nguy kịch | |
Không tự chữa khi bị rắn độc cắn | |
“Thần y” núi rừng cứu hàng trăm mạng người bị rắn độc cắn |
Cụ thể, BS Nguyễn Hữu Hiếu, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, bệnh nhi Nguyễn Duy Kh. (2 tuổi, ở Sông Lô, Vĩnh Phúc), nhập viện vào ngày 27/8 trong tình trạng bàn chân bên trái sưng nề nhiều, vị trí rắn cắn ở ngón 2 chân trái có dấu hiệu hoại tử.
Vết hoại tử trên chân của bệnh nhi Nguyễn Duy Kh. đang hồi phục tốt. (Ảnh Bệnh viện cung cấp). |
Trước đó, bệnh nhi đang chơi ngoài sân thì bị một con rắn dài khoảng 10cm, kích thước bằng ngón tay út, có vằn sọc vàng cắn vào ngón 2 bàn chân trái. Sau khi cháu bé bị rắn cắn, gia đình kịp thời phát hiện và nhanh chóng đưa đến viện.
Ngay sau đó, bệnh nhi được làm các xét nghiệm cơ bản, rối loạn đông máu và được chỉ định sử dụng dùng huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất. Do được đưa đến viện và dùng huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất kịp thời nên tình trạng bệnh nhi tiến triển tốt, vết hoại tử sưng nề không phát triển thêm và đang có dấu hiệu hồi phục từng ngày.
Một trường hợp khác cũng bị rắn độc cắn đang được điều trị tại Khoa Nhi là cháu Nguyễn Thu H. (12 tuổi, ở Lý Nhân, Hà Nam). Theo lời kể của người nhà, khi cháu đang chải tóc trong nhà thì bị một con rắn bò vào cắn, tuy nhiên do trời chập choạng tối và hoảng sợ nên cháu không phát hiện là loại rắn gì.
Bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện huyện Lý Nhân xử lý ban đầu, truyền dịch, sau đó được chuyển đến Khoa Nhi ngày 1/9 trong tình trạng tỉnh táo, không sốt, chân bên phải – chỗ bị rắn cắn sưng nóng. Phần mu chân có vết hoại tử đen, khoảng 2-3 cm. Dựa vào các đặc điểm lâm sàng (vết cắn có 3 nốt, kèm theo dấu hiệu sưng tấy, bầm tím, hoại tử chỗ rắn cắn) và kết quả xét nghiệm đông máu, bệnh nhi được chỉ định tiêm uốn ván và dùng huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất. Hiện tại, tình trạng của cháu H. ổn định, vết hoại tử và sưng nề không lan rộng.
Theo Ths. Nam hiện tại đang là mùa sinh sôi phát triển của rắn độc. Trong một tháng trở lại đây, tuần nào Khoa Nhi cũng có 2-3 ca bị rắn độc cắn nhập viện. Các ca bệnh đều tập trung phần lớn ở các vùng trung du, miền núi của Hà Tây cũ, hay khu vực Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái.
Hình ảnh sưng đỏ, phù nề, có dấu hiệu hoại tử tại vị trí bị rắn cắn của bệnh nhi Nguyễn Thu H. (12 tuổi) ở Lý Nhân, Hà Nam.(Ảnh bệnh viện cung cấp). |
Điều đáng lo ngại, có rất nhiều bệnh nhân đến với bệnh viện trong tình trạng muộn, khi mà các vết sưng nề hoại tử lan rộng. Có những bệnh nhân rắn cắn ở vùng mắt cá chân, ngón chân nhưng khi bệnh nhân sưng nề đến đùi hoặc gối mới đến viện.
Ths. Nam nhấn mạnh, sai lầm lớn nhất của những bệnh nhân khi bị rắn cắn là cứ loay hoay ở nhà áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu, chỉ đến khi có các biểu hiện của suy hô hấp (tím tái, co cơ, khó thở…) thì mới đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế.
Trong khi đó, theo Ths. Nam khi bị rắn độc cắn cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách với mục đích làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn. Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu) để được xử lý kịp thời.
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo người dân không sử dụng các biện pháp sau: cố gắng hút nọc độc của rắn; trích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn; gây điện giật, chườm đá, sử dụng “hòn đá chữa rắn cắn”; sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo; cố gắng bắt hoặc giết rắn…..bởi tất cả các biện pháp trên đều không mang lại hiệu quả mong muốn và khiến tình trạng bệnh càng thêm nguy kịch.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38