Gần 7.800 tỉ đồng đầu tư cho dự án xây dựng đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục
Gấp rút hoàn thành đường vành đai 1, đoạn Ô Đông Mác- Nguyễn Khoái |
Theo ông Vũ Hà- Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội dự án xây dựng đường vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục đã được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định phê duyệt chủ trương và TP Hà Nội cũng đặt mốc thời gian cụ thể để hoàn thành dự án vào năm 2020. UBND TP giao cho Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp TP Hà Nội làm Chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư là 7.779, 125 tỉ đồng.
Ông Vũ Hà - Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội thông tin về dự án Hoàng Cầu - Voi Phục |
Cùng với những dự án đầu tư mở rộng tuyến đường vành đai này trước đó, việc đầu tư xây dựng và hoàn thành đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục sẽ kết nối, phát huy hiệu quả toàn tuyến, giải tỏa ùn tắc giao thông khu vực trung tâm thành phố, đáp ứng nhu cầu của một đô thị hiện đại.
Cũng theo ông Vũ Hà, dự án xây dựng đường vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục được triển khai thực hiện đúng pháp luật, đồng bộ. Thực hiện kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung tại Thông báo số 29/TB-UBND ngày 4/3/2016, với mục tiêu liên thông toàn tuyến Vành đai 1, bảo đảm đồng bộ theo quy hoạch, Ban Quản lý dự án (chủ đầu tư) đã phối hợp với các sở, ngành hoàn chỉnh Dự án xây dựng đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục. Dự án đã được Ban Thường vụ Thành ủy thông qua chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định, có ý kiến tham gia của các sở, ngành, UBND quận Đống Đa, Ba Đình, báo cáo Hội đồng thẩm định dự án thành phố, HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư bố trí đủ nguồn vốn thực hiện dự án trong kế hoạch đầu tư công 2017-2020 theo quy định.
Dự án xây dựng đường vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục thuộc dự án nhóm A, chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án đã được chủ đầu tư tổ chức lập theo quy định của Luật Đầu tư công và Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ. Căn cứ theo quy định UBND TP Hà Nội cũng đã có văn bản gửi các Bộ có liên quan lấy ý kiến thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. UBND TP, chủ đầu tư đã tiếp thu ý kiến thẩm định của các bộ, ngành bổ sung vào báo cáo. Ngày 27/12/2017 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chủ trương đầu tư dự án tại quyết định số 2113/QĐ-TTG.
Dự án dài khoảng 2,274km; mặt cắt ngang 50m, gồm 6 làn đường; 2 cầu vượt tại các nút giao: Giảng Võ - Láng Hạ và Nguyễn Chí Thanh - Đê La Thành; hệ thống cây xanh, chiếu sáng, bãi đỗ xe trên 6.000m2 đồng bộ đi kèm.
Cũng theo ông Vũ Hà, bản đồ quy hoạch dự án đã được chủ đầu tư niêm yết trong khu vực từ tháng 7/2017 để người dân biết và đóng góp ý kiến. Hiện nay, toàn bộ mốc chỉ giới đường đỏ tuyến Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục đã được cắm và bàn giao cho địa phương quản lý. Tổng số các hộ dân thuộc diện phải giải phóng mặt bằng, phục vụ thi công Dự án là khoảng 2.328 hộ.
Về tiến độ thực hiện dự án, ông Vũ Hà cho hay, dự kiến Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp TP Hà Nội sẽ trình thẩm định dự án trong tháng 1/2018, được duyệt trong quý I/2018 sau khi hoàn thành thiết kế cơ sở và tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư. Từ quý I/2018 sẽ triển khai giải phóng mặt bằng, trong đó tập trung giải phóng mặt bằng trước khu vực 2 cầu vượt. Từ quý II sẽ triển khai công tác thiết kế để thi công 2 vầu vượt từ quý III/2018.
Khi dự án được công bố, 139 hộ dân ở đường Đê La Thành (quận Đống Đa) đã phản đối việc thu hồi đất để làm bãi đỗ xe, cây xanh. Theo ông Nguyễn Sỹ Bảo, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Hà Nội, nhiệm vụ của Ban quản lý trong thời gian tới là cùng với Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng phối hợp với các quận Đống Đa, Ba Đình đối thoại với người dân để tạo sự đồng thuận.
Có thể nói việc triển khai tiếp tuyến đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục rất cần thiết, phát huy hiệu quả đầu tư toàn tuyến, góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, tăng tỷ lệ và mật độ đường giao thông trong khu vực nội thành; đồng thời giải quyết được vấn đề phát triển đô thị, gồm cả phát triển hạ tầng kỹ thuật, làm thay đổi cự ly vận chuyển, tạo các lợi ích làm tăng trưởng kinh tế. Đến nay, dự án đang được triển khai và rất cần sự đồng thuận, ủng hộ của người dân Thủ đô vì mục tiêu chung để phát triển thành phố trở thành đô thị văn minh, hiện đại.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34