Vở cải lương “Hừng Đông”

Gạch nối giữa truyền thống và đương đại

Đưa khán giả sống lại với những năm tháng lịch sử qua hình tượng nhà cách mạng Phan Đăng Lưu, 3 đêm diễn của vở cải lương “Hừng Đông” diễn ra vừa qua tại rạp Hồng Hà (Hà Nội) đã không còn ghế trống. Đó là điều khó có thể tưởng tượng đối với một tác phẩm nghệ thuật đề tài chiến tranh cách mạng vốn từ lâu kén khán giả.
Nghệ sĩ cải lương Quang Khải: Mong có đất diễn để thể hiện tài năng
Tín hiệu mừng cho sân khấu cải lương
Nghệ sỹ cải lương Vũ Minh Vương qua đời

Làm sống lại lịch sử

“Hừng đông” là đứa con tinh thần thứ ba của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Phó Ban Tuyên giáo Trung ương gửi gắm cho NSƯT Triệu Trung Kiên - Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam đạo diễn. Đây là công trình được Nhà hát Cải lương Việt Nam dàn dựng để chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Theo PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, vở diễn là lời tri ân của thế hệ hôm nay đối với các nhà cách mạng tiền bối; nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh, xứng đáng với sự hy sinh, kỳ vọng của lớp cha anh.

Qua 3 đêm diễn vừa qua, “Hừng Đông” đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả. Có thể nói, đã khá lâu rồi sân khấu về đề tài chiến tranh cách mạng mới tạo được sức “nóng” đến như vậy. Vở diễn đã tái hiện thành công hình tượng nhà cách mạng Phan Đăng Lưu và các đồng chí hoạt động cùng ông như: Phan Bội Châu, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Đặng Xuân Khu…Tác phẩm lấy bối cảnh cuộc sống bức bối của xã hội thực dân phong kiến Việt Nam giai đoạn 1923 – 1940. Từ bỏ cuộc sống của một viên chức trong bộ máy thực dân, Phan Đăng Lưu tham gia Hội Phục Việt, trở thành đảng viên Đảng Tân Việt, sau đó ông là một trong những cán bộ chủ chốt của Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Năm 1940, trên đường công tác phía Nam, Phan Đăng Lưu bị thực dân Pháp bắt. Ông hy sinh vào ngày 26.8.1941.

Gạch nối giữa truyền thống và đương đại
Tạo hình các nhân vật trong vở cải lương "Hừng Đông".

Qua lăng kính của nghệ thuật của tác giả Nguyễn Thế Kỷ, đạo diễn Triệu Trung Kiên và êkíp sáng tạo, “Hừng Đông” đã không đi vào lối mòn cảm giác nặng nề của các tác phẩm nghệ thuật đề tài chiến tranh cách mạng khác mà đã hấp dẫn người xem không chỉ bởi những tên tuổi nghệ sĩ, diễn viên cải lương nổi tiếng mà cái chính là, đã đưa khán giả trở về sống trong những thời khắc cách mạng của dân tộc, cũng như ý chí, hoài bão của các chiến sĩ cộng sản.

Những cảnh nhà cách mạng Phan Đăng Lưu cùng những người tù bị giam cầm, bị đánh đập dã man trong nhà tù Buôn Ma Thuột; cảnh người chiến sĩ cộng sản chịu đủ những nhục hình như thời trung cổ cho đến lúc hy sinh, nhưng vẫn kiên cường, vẫn tin tưởng vào sự thành công của cách mạng giàu tính chân thật, nhân văn đã khiến người xem thực sự xúc động. Đây cũng là dịp để những đảng viên nhìn lại những trang sử vẻ vang, đầy cam go của lịch sử cách mạng, dù nội dung vở diễn đã diễn ra hơn 7 thập kỷ.

Tiếp biến giữa mới và cũ

“Hừng Đông” thành công một phần nhờ vào cách xử lý của đạo diễn - NSƯT Triệu Trung Kiên. Anh cho biết: "Đây là lần thứ ba tôi và tác giả Nguyễn Thế Kỷ cộng tác để làm vở. Chính điều này đã tạo áp lực rất lớn đối với ê-kíp dàn dựng. Làm thế nào để “Hừng Đông” không bị đánh giá là lặp lại hai vở trước đây là “Chuyện tình Khau Vai” và “Mai Hắc Đế” - đã gây được sự chú ý của công luận - là một thử thách lớn. Hơn nữa, đã từ lâu, Nhà hát Cải lương Việt Nam không xây dựng tác phẩm với đề tài cách mạng. “Hừng Đông” có cốt truyện trải dài về thời gian và những trang sử của Đảng, do vậy, để đảm bảo tính chân thực và sức hấp dẫn tránh khô cứng cho vở diễn cũng là một áp lực với chúng tôi”.

Việc kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật trong vở diễn như màn trình diễn của nhóm nghệ thuật đường phố Hub, jazz, rock, pop..., theo đạo diễn Triệu Trung Kiên, là sự tiếp biến giữa cái mới và cái cũ, giữa đương đại và cổ truyền, phá cách những khuôn thước để tạo nên những giá trị mới cho nghệ thuật hôm nay, đồng thời không làm mai một những giá trị cốt lõi của nghệ thuật cải lương.

Qua lăng kính của nghệ thuật của tác giả Nguyễn Thế Kỷ, đạo diễn Triệu Trung Kiên và êkíp sáng tạo, “Hừng Đông” đã không đi vào lối mòn cảm giác nặng nề của các tác phẩm nghệ thuật đề tài chiến tranh cách mạng khác mà đã hấp dẫn người xem không chỉ bởi những tên tuổi nghệ sĩ, diễn viên cải lương nổi tiếng mà đã đưa khán giả trở về sống trong những thời khắc cách mạng của dân tộc, cũng như ý chí, hoài bão của các chiến sĩ cộng sản.

Ban đầu, tưởng chừng việc kết hợp đó khó ăn nhập, nhưng qua vở diễn lại thấy đồng điệu đến không ngờ. Việc đưa nghệ thuật đương đại vào sân khấu cải lương không hề có sự chênh hay làm phá vỡ hệ thống âm nhạc cải lương. Vở diễn tận dụng ưu thế tối đa của đặc trưng của sân khấu truyền thống cải lương là tính ước lệ để diễn tả những không gian, thời khắc lịch sử khác nhau.

Sân khấu cải lương truyền thống những ngày cuối năm thêm nhộn nhịp với những đêm đỏ đèn, đông kín khán giả. Cách đây hơn một tháng, vở “Vua Phật” của Nhà hát Cải lương Việt Nam cũng làm thỏa mãn người hâm mộ và mới đây là “Hừng đông”. Dễ thấy rằng, nghệ thuật truyền thống, nếu biết làm mới, dù đề tài khá khô khan, vẫn có thể tạo nên sự hấp dẫn riêng.

Lưu Nhi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một lễ hội nghệ thuật thông thường, mà còn là câu chuyện về sự giao thoa giữa di sản và sáng tạo đương đại, giữa giá trị truyền thống và những ý tưởng mới mẻ của thế hệ trẻ.
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

(LĐTĐ) Sáng 18/11, Ban Quản lý di tích Danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê" tại Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.
Xem thêm
Phiên bản di động