Dùng thực phẩm giúp ngủ ngon cũng phải cẩn thận như thuốc an thần
Ăn nhiều cá sẽ giúp trẻ thông minh hơn và ngủ ngon hơn | |
Thường xuyên trằn trọc khó ngủ nên ăn nhiều những thực phẩm sau | |
Ánh sáng mặt trời giúp ngủ ngon |
Canh giúp ngủ ngon cũng không được dùng dài ngày vì |
Mất ngủ là căn bệnh có thể thấy ở hầu hết người già. Khó đi vào giấc ngủ, trong lúc ngủ hay thức giấc là những biểu hiện rất dễ nhận biết của căn bệnh này. Người cao tuổi có thể bị mất ngủ do tay chân tự cử động vào ban đêm, do bị đau nhức cơ thể bị bệnh xương khớp , do lo lắng quá mức hay do dùng thuốc…
PGS, TS Phạm Huy Hùng, trưởng bộ môn dưỡng sinh Đại học Y dược TP.HCM cho biết, nếu làm việc, thức liên tiếp trong nhiều ngày thì hệ thần kinh sẽ kiệt sức. Trong giấc ngủ sâu, cơ thể sẽ được tái tạo, bù đắp và đổi mới, giúp phục hồi sức khỏe sau quá trình làm việc, phục hồi hoạt động của hệ thần kinh.
Trong quá trình ngủ, chuyển hóa cơ sở tuy giảm nhưng hệ thống giúp bài tiết vẫn làm việc, tiếp tục bài tiết chất độc trong cơ thể. Quá trình tổng hợp đồng hóa lớn hơn là quá trình dị hóa giúp tạo chất mới, tế bào mới. Trong giấc ngủ sâu cũng tổng hợp phân tử ATP, dự trữ năng lượng nên khi thức giấc, ta thấy năng lượng dồi dào.
Giấc ngủ cũng ảnh hưởng tốt đến trí nhớ, xóa bỏ những gì không cần thiết trong cuộc sống ban ngày và chỉ giữ lại những gì cần thiết, giúp nhập sâu vào bộ nhớ trung hạn và dài hạn.
Nhưng quan trọng nhất là chất lượng của giấc ngủ. Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh có thể ngủ tới 20-21 tiếng/ngày nhưng người già chỉ cần ngủ 6 tiếng.
Tại sao càng lớn tuổi càng dễ mất ngủ? Bản chất của giấc ngủ là hệ thần kinh bị ức chế hoàn toàn, càng ức chế bao nhiêu thì giấc ngủ càng ngon, càng sâu. Khi có tuổi, quá trình ức chế thần kinh có phần suy giảm, hoặc có thể mất ngủ do suy nghĩ căng thẳng, stress, lo lắng, sợ hãi hoặc do bệnh lý hưng phấn, trầm cảm hay nghiện rượu, không có rượu không ngủ được; hoặc do ảnh hưởng của cà phê, trà…
Một số loại thuốc Tây chữa mất ngủ thường gây ra tác dụng phụ không tốt nên người dân có xu hướng tìm đến các thực phẩm chức năng, các loại trà thảo dược hay các loại thực phẩm ăn uống hàng ngày để hỗ trợ cho giấc ngủ. Tuy nhiên, theo PGS, TS Phạm Huy Hùng, khi mất ngủ ngắn hạn dưới 1 tuần thì có thể sử dụng thức ăn, thực phẩm hỗ trợ trong 1-2 ngày như chè hạt sen, long nhãn… hoặc nấu canh bằng ngọn cây lạc tiên, nấu canh lá vông… là rất tốt. Nhưng nếu dùng thường xuyên thì cũng như thuốc an thần, phải hết sức cẩn thận. Nên dùng thêm các chất vitamin B, C, chất khoáng để giúp cho bệnh nhân có thể vượt qua, chịu đựng stress một cách dễ dàng hơn.
Tạo phản xạ có điều kiện giúp ngủ ngon
PGS, TS Phạm Huy Hùng cho rằng, nếu chú ý đến một số điều kiện hỗ trợ thì cũng giúp đi vào giấc ngủ khá tố.
Theo đó, nên tạo ta những phản xạ có điều kiện như: Một không gian ngủ với phòng, giường, chăn ga gối đệm, mùi… có không khí dễ chịu, yên tĩnh mát mẻ, phù hợp. Trong một không gian như vậy, người ta sẽ dễ có cảm giác yên tâm, thoải mái.
Cũng có thể tạo ra các điều kiện phản xạ dễ chịu trước khi ngủ như: âm thanh êm đềm, nghe quen (cứ đến giờ đi ngủ là mở một bản nhạc quen thuộc) dẫn đến ức chế thần kinh nên ngủ được; Hoặc loại bỏ hết các kích thích lên giác quan như tắt đèn, không có ánh sáng, tắt Tivi, tập một số bài tập tạo giấc ngủ từ bên trong cơ thể.
Nên nằm thật thẳng, thả lỏng hết tay chân, sau đó che mắt, giữ phòng yên tĩnh càng nhiều càng tốt, nhủ thầm cho từng nhóm cơ mềm ra (từ mặt, đến cổ, ngực, bụng, đùi, cẳng chân, ngón chân…). Thời gian “ra lệnh” cho các cơ mềm ra như vậy mất khoảng 5-6 phút thì chuyển sang đếm hơi thở một cách nhẹ nhàng, chừng 15-20 hơi thở thì có thể đi vào giấc ngủ. Nếu chưa ngủ được thì không nên lo lắng mà cứ đếm tiếp… Những cách làm này nếu tập thường xuyên cũng tạo một phản xạ có điều kiện, khi nằm xuống thả lỏng tay chân, đi vào thư giãn rồi đi vào giấc ngủ.
Còn nếu khó ngủ do stress, do căng thẳng lo lắng sợ hãi thì nên ngồi thiền khoảng 5-10 phút để giúp ức chế các tín hiệu gây xúc cảm âm tính, sợ hãi, lo lắng. Ngược lại, việc ngồi thiền sẽ phóng thích ra những cảm xúc sảng khoái, hưng phấn hơn.
PGS, TS Phạm Huy Hùng cũng khẳng định, nếu một người có tập luyện thể dục thể thao, khí công, yoga… thì khí huyết lưu thông cũng giúp dễ ngủ hơn.
Theo Hoàng Hải/vnmedia.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46