Đúng thế không bác?
… Để yêu thương! | |
“Cái khó bó cái khôn” | |
Nhưng khó đấy! |
- Đa mang như bác chỉ tổ cao huyết áp, thây kệ đi.
- Dưng chú tính, người ta cứ lý luận kiểu này: Một bác sĩ đòi tiền lót tay của bệnh nhân cũng vì lương bác sĩ còm quá. Một cán bộ hải quan hay thuế vụ đòi “làm luật” cũng do đời sống còn eo hẹp. Một cán bộ tiếp dân không tận tụy cũng vì chế độ đãi ngộ cho họ còn quá thấp... Nghĩa là mọi tiêu cực trong cuộc sống có nảy sinh đều do đồng tiền.
- Thì rõ là do đồng tiền còn gì. Bác phải nói là do thu nhập mới đúng. Một khi đời sống chưa đảm bảo thì chuyện nảy sinh tiêu cực cũng là dễ hiểu. Chưa có tiền cho con đóng học mà có người cho thì rất khó từ chối...
- Thế chả nhẽ cái câu của các cụ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” lại hết giá trị rồi ư? Lại nữa, sao khối “quan” giàu không biết cất tiền vào đâu vẫn nhận hối lộ? Ngược lại khối người đời sống còn rất khó khăn vẫn thể hiện nhiều nghĩa cử cao đẹp, trọng nghĩa hơn trọng tiền. Tất cả là ở cái tâm chú ạ.
- Nói như bác thì em xin chịu.
- Chú còn nhớ cái phát biểu của một tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài không? Đại loại: Chỉ giàu có mới làm được thầy giáo, để biện minh cho việc bỏ dạy học đi làm ngoài của mình.
- Thì đời sống giáo viên của ta cũng còn yếu thật. Chuyện bỏ dạy để cứu nhà cũng bình thường mà.
- Ô hay, thế hàng triệu giáo viên của ta hằng ngày vẫn miệt mài trên bục giảng đều đã giàu có rồi cả sao? Tôi dám chắc đời sống của nhiều người còn khổ gấp nhiều lần đời sống của ông tiến sĩ nọ.
- Dưng ở đây còn cả chuyện đãi ngộ nữa.
- Nếu nói chuyện đãi ngộ tớ cho rằng chẳng ai xứng đáng được hưởng như những giáo viên cắm bản. Thế mà rất, rất nhiều giáo viên lương ba cọc, ba đồng vẫn không bỏ các em, chấp nhận xa gia đình vì con chữ cho vùng cao.
- Đó là mặt sáng của xã hội. Đã là xã hội thì phải có các mặt đối lập, bác băn khoăn làm gì cho khổ.
- Buồn là lại có nhiều ý kiến ủng hộ phát biểu của ông tiến sĩ. Tất nhiên vấn đề ưu đãi người tài ở ta còn có vấn đề, nhưng không thể bỏ làm thầy vì chưa giàu được.
- Thôi để bác vừa lòng, em nhắc câu này nhé: Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay. Đúng thế không bác?
- Gớm chú cũng vui đáo để. Nếu chú nói thế từ đầu thì tớ đâu phải nói nhiều như vậy với chú.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00