Đừng để “Tôn sư, trọng đạo” mai một!

- Chưa bao giờ tớ thấy “nẫu lòng” như bây giờ! - Có chuyện gì đấy bác? Chẳng nhẽ, nhà bác lại “ông chẳng, bà chuộc” à?
dung de ton su trong dao mai mot Thấy thế thật
dung de ton su trong dao mai mot Hậu xét!!!
dung de ton su trong dao mai mot Được thế thì còn gì bằng!

- Chú chỉ được cái tếu táo. Tớ “nẫu lòng” vì chuyện “Tồn tại hay không tồn tại của Hội Phụ huynh học sinh” (HPH) đang làm “sôi động” dư luận kia. Mà không phải chỉ riêng chuyện này. Tớ buồn vì một truyền thống tốt đẹp hình như đang bị mai một…

- Truyền thống gì vậy bác? Theo em, đã là truyền thống thì khó mất đi được lắm!

- Đáng lý phải như vậy! Nhưng từ chuyện lạm thu, từ chuyện HPH...dưới con mắt của nhiều người, nhà giáo không còn được tôn trọng như nó phải đáng có! Truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” không phải đang bị mai một đấy sao?

- Bác nói thế là thế nào? Với em, vẫn cứ là “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Không thày đố mày làm nên”, “Thày cũng như cha”…Muôn đời không thể khác!

- Thì hẳn! Nhưng mới đây thôi, chuyện nhà trường ngậm ngùi trả lại nửa tỷ đồng cho phụ huynh vì lạm thu; chuyện giáo viên “giả” chữ ký trong bản vận động cha mẹ học sinh đóng tiền “tự nguyện”; hàng chục nhân sự chủ chốt là con, cháu hiệu trưởng; rồi chuyện phụ huynh đòi quà giáo viên trong dịp lễ, tết...

- Ôi! Em tưởng chuyện gì chứ cũng thường thôi. Nhà giáo có phải là thánh nhân đâu. Với lại cũng là “con sâu làm dầu nồi canh” thôi mà…

- Thế là chú biết một mà không biết hai. Chú thử lên “diễn đàn” có nên duy trì HPH không, thì biết!

- Có gì bác nói rõ xem?

- Thì đấy, hầu hết phụ huynh học sinh đều cho rằng không nên duy trì cái hội này. Có người còn thẳng thừng: “Tôi đã từng làm chi hội trưởng phụ huynh học sinh từ mẫu giáo đến cấp 1,2 cho các con, theo tôi không nên tồn tại cái hội này, xin nói thẳng HPH chỉ mang tính hình thức và hợp thức hóa ý chí của lãnh đạo nhà trường…”

- Theo em, nếu chỉ thế thôi thì lỗi đâu ở chỉ ở nhà giáo mà phải là ở cái anh hội hè kia chứ!

- Chú lại tếu táo rồi. Nếu thấy có vấn đề thu chi không ổn, nhà giáo phải lên tiếng, nhà giáo phải “tuýt còi” chứ. Vậy mới có người đặt vấn đề, nhà giáo, hãy đặt vị trí của mình là người có con em phải lo toan rất nhiều khoản bất hợp lý từ đầu năm và trong suốt năm học, họ sẽ thấy sự bức xúc như thế nào?

- Ừ, cũng phải! Em thấy, có lẽ hơn chục năm nay, cứ đến năm học mới lại “ồn ã” khoản đóng góp…Mà hình như năm nào bác cũng lên tiếng về chuyện này…

- Thì đấy! Đáng ra, các nhà trường phải nhận ra từ lâu rồi mới phải. Không những thế, năm nào cũng có công văn, quy định của Bộ, của Sở về chuyện này nhưng có ai thực hiện đâu, để đến lúc “giọt nước” tràn ly mới giật mình. Bây giờ, hình ảnh, uy tín của nhà giáo chẳng phải đã bị hoen ố ít nhiều. Mà như thế còn đâu để người ta “Tôn sư, trọng đạo” nữa. Tớ biết, chuyện “tồn tại hay không tồn tại của HPH” trước sau sẽ rõ nhưng để lấy lại được sự tôn trọng của mọi người đối với cái nghề cao quý này không phải một sớm, một chiều.

- Bác nói thế, em cũng thấy lo lo. Không lẽ chúng ta lại để mất đi một truyền thống quý báu ông cha ta đã gây dựng cả ngàn năm ư?

- Chú lo cũng phải nhưng đừng vội bi quan. Theo ý tớ, mọi sự chưa đến nỗi bi đát thế đâu. Tớ biết, đa phần các nhà giáo, phần thưởng lớn nhất đối với họ là sự trưởng thành của học trò, lòng biết ơn của học trò, phụ huynh và xã hội…

- Vậy theo bác, bây giờ chúng ta phải làm gì bây giờ?

- Đơn giản thôi, hãy để cho các thầy cô chuyên tâm vào chuyện dạy chữ, dạy người cho con em…là được!

- Bác nói thế nào ấy, đã bao giờ có ai cấm chuyện ấy đâu?

- Thì hẳn! Nhưng chuyên thế nào được khi các thầy cô vẫn phải đau đáu về “cơm áo, gạo tiền” lại còn phải lo sao cho cơ sở dạy học phải khang trang, thiết bị dạy học phải đầy đủ, hiện đại…Trường học thời “thị trường” cũng đang cạnh trạnh quyết liệt. Không thế sao có chuyện “lạm thu”, không thế sao có chuyện “dạy thêm, học nếm”…

- Đúng là “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” bác nhỉ. Để xảy ra tình trạng giáo dục “ồn ào”, hình ảnh người thày không được như trước, nguy cơ truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” bị mai một…phải tính đến trách nhiệm ở thượng tầng, ở chính Bộ Giaó dục và Đào tạo…bác nhẩy?

- Chú lại “đao to, búa lớn” rồi, nhưng mà đúng. Hoan hô chú!

Thiện Tâm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.

Tin khác

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Đất nước đã đi được chặng đường gần 40 năm đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Những thành tựu đạt được trên bình diện kinh tế - đối ngoại… là chưa từng có. Song để hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường vào thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước, cần phải có những bước đột phá chiến lược.
Đoàn kết vì mục tiêu chung

Đoàn kết vì mục tiêu chung

(LĐTĐ) Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Chính vì thế, ngày 18/11 hằng năm được lấy làm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424/426 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 88,52% tổng số đại biểu Quốc hội).
Xây trường và học phí

Xây trường và học phí

(LĐTĐ) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển kinh tế với nhiều loại hình nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thu ngân sách nhiều nhất để Nhà nước đầu tư tốt nhất cho chính sách an sinh - xã hội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh; dân chủ, công bằng, văn minh.
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

(LĐTĐ) Chỉ với 21,7 km thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) có tổng mức đầu tư trên 8.100 tỷ đồng, được khởi công cuối năm 2022 và dự kiến hoàn thành năm 2027, song đến thời điểm này “chưa chắc” về đích đúng tiến độ là điển hình về các điểm nghẽn liên quan đến các luật Đầu tư công, Quy hoạch và một số vấn đề khác.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Xem thêm
Phiên bản di động