Đưa pháp luật vào cuộc sống từ hoạt động hòa giải ở cơ sở
![]() | Sôi nổi chung khảo Cuộc thi Hòa giải viên giỏi Thành phố Hà Nội 2019 |
![]() | Sôi nổi Vòng sơ khảo “Hòa giải viên giỏi” Cụm 2 |
![]() | Nâng cao hiệu quả của hòa giải tại cơ sở |
Theo số liệu của Sở Tư pháp Hà Nội, kể từ khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành, công tác tổ chức và hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện, trên địa bàn Thành phố có hơn 5.000 tổ hòa giải với trên 35.000 hòa giải viên.
|
Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”. Đáng chú ý, với 5 tiêu chí: Phát hiện vụ việc tốt; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tốt; tổ chức hòa giải tốt (hòa giải thành từ 80% số vụ việc trở lên); bồi dưỡng, tập huấn hòa giải viên tốt; định kỳ giao ban, báo cáo, sơ kết, tổng kết tốt; đến nay, Hà Nội đã có 2.591/5.444 tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt” (chiếm tỷ lệ 47,6%).
Nhiều đơn vị duy trì và tích cực nhân rộng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” như các quận: Long Biên, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng...
Khi triển khai các mô hình đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Hội phụ nữ các quận, phường đã đóng vai trò to lớn trong công tác hòa giải.
Cụ thể 5 năm qua, để công tác hòa giải ở cơ sở có hiệu quả, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã xây dựng các mô hình tuyên truyền, vận động phụ nữ chấp hành pháp luật tại cộng đồng dân cư như: Câu lạc bộ “Phụ nữ và pháp luật”, câu lạc bộ “Phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em”, câu lạc bộ “Phụ nữ và gia đình thực hiện an toàn giao thông” hay nhóm “Phụ nữ nòng cốt tuyên truyền pháp luật”… các thành viên câu lạc bộ, nhóm nòng cốt tích cực nắm bắt tình hình dư luận trong cán bộ, hội viên, chủ động tuyên truyền pháp luật và tham gia hòa giải các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư.
Bên cạnh mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” thì trên địa bàn Thành phố, các cấp, các ngành cũng tích cực phối hợp nhiều mô hình hay để tuyên truyền pháp luật cũng như đẩy mạnh công tác hòa giải ở cơ sở, các biện pháp hòa giải bạo lực gia đình. Các quận, huyện, thị xã đã có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến pháp luật cũng như đẩy mạnh công tác hòa giải ở cơ sở.
Cụ thể: Quận Hoàn Kiếm phát hành đĩa tuyên truyền, tổ chức buổi giao ban các tổ hòa giải để trao đổi, rút kinh nghiệm trong công tác này. Tại huyện Phúc Thọ, các tổ hòa giải sinh hoạt định kỳ 1 lần/tháng nhằm phát hiện các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp dựa trên dư luận xã hội hoặc các đơn thư khiếu nại và thông qua việc phát hiện tin báo trong cộng đồng dân cư. Quận Hai Bà Trưng trang bị hơn 200 tủ sách pháp luật cho các tổ hòa giải. Một số đơn vị đã xây dựng các câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình như: Câu lạc bộ “Gia đình văn minh hạnh phúc”; Câu lạc bộ “2 không, 1 có”, “Phụ nữ với pháp luật”...
Thông qua những mô hình đó góp phần hỗ trợ chính quyền địa phương giải quyết trực tiếp những vụ vi phạm pháp luật, tranh chấp nhỏ trong nhân dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hạn chế đơn thư vượt cấp, đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương, giữ gìn tình làng nghĩa xóm...
Công tác hòa giải không chỉ góp phần trực tiếp giải quyết kịp thời những vi phạm, tranh chấp mà còn tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân, từng bước xây dựng ý thức công dân “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Có được kết quả đó trước hết nhờ mạng lưới hòa giải viên thường xuyên được củng cố, tăng chất lượng, thu hút nhiều lực lượng tham gia.
Tiêu biểu như tại khu dân cư số 10 phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) có hơn 400 hộ dân với gần 2.000 nhân khẩu, phần lớn dân cư ở đây là cán bộ, nhân viên, từng làm việc với nhau mặc dù vậy vẫn phát sinh mâu thuẫn trong cuộc sống. Nhận thấy được điều bất cập đó, hơn 20 năm qua, ông Trần Hùng, Tổ trưởng Tổ hòa giải khu dân cư số 10 vẫn luôn cần mẫn, hết lòng với công tác hòa giải ở phường Láng Thượng. Chẳng nề hà giờ giấc, sự vụ nào, hễ cứ có người dân trong tổ nhờ là ông và các hòa giải viên khác lại có mặt tại những “điểm nóng” để xử lý vụ việc.
Với sự nhiệt tình, nỗ lực của các hòa giải viên, công tác hòa giải không chỉ góp phần trực tiếp giải quyết kịp thời những vi phạm, tranh chấp mà còn tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân, từng bước xây dựng ý thức công dân “sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Sôi nổi hoạt động văn nghệ, thể thao chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số”

Khi công đoàn “lên mạng”: Cô giáo mầm non cũng thành “chuyên gia số”

Chiến lược "chiêu mộ người Việt toàn cầu" của Techcombank

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Hiệu quả từ hoạt động thanh tra, kiểm tra

"Bình dân học vụ số": Tạo động lực để cả nước bước vào kỷ nguyên mới

LĐLĐ huyện Mỹ Đức quan tâm chăm lo đến đời sống lao động nữ
Tin khác

Quận Thanh Xuân: Thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp các phường
Nhịp sống Thủ đô 25/04/2025 17:00

Sơn Tây: Gặp mặt các chứng nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Nhịp sống Thủ đô 25/04/2025 12:00

Quận Bắc Từ Liêm thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính
Nhịp sống Thủ đô 24/04/2025 21:37

Quận Tây Hồ thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính
Thủ đô 24/04/2025 19:41

Chương Mỹ thông qua nghị quyết thành lập 1 phường và 5 xã
Nhịp sống Thủ đô 24/04/2025 19:31

Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025
Thủ đô 23/04/2025 22:28

Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?
Nhịp sống Thủ đô 23/04/2025 16:40

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính
Thủ đô 23/04/2025 12:47

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên
Nhịp sống Thủ đô 22/04/2025 22:04

Hà Nội sắp khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố
Thủ đô 22/04/2025 21:51