Nâng cao hiệu quả của hòa giải tại cơ sở

(LĐTĐ) Hơn 5 năm kể từ khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành, công tác tổ chức và hoạt động của các tổ hòa giải trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ hòa giải thành công hằng năm tăng, góp phần hạn chế đơn thư khiếu kiện vượt cấp. Thành công đó có được là do sự quan tâm của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và sự vào cuộc quyết liệt của đội ngũ hòa giải viên cơ sở trong việc giải quyết mâu thuẫn ngay từ khi mới phát sinh.
nang cao hieu qua cua hoa giai tai co so Phường Thượng Thanh, Long Biên: Điểm sáng trong công tác hoà giải
nang cao hieu qua cua hoa giai tai co so Hòa giải ở cơ sở: Góp phần giải quyết mâu thuẫn mới phát sinh
nang cao hieu qua cua hoa giai tai co so Việt Nam là biểu tượng của khát vọng hòa bình và hòa giải

Sân chơi bổ ích cho các hòa giải viên

Với mục đích nhân rộng những mô hình hòa giải hay, Ủy ban Nhân dân thành phố đã phát động cuộc thi “Hòa giải viên giỏi” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019. Cuộc thi “Hòa giải viên giỏi” được tổ chức nhằm mục đích nâng cao nhận thức của các hòa giải viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở.

nang cao hieu qua cua hoa giai tai co so
Tiểu phẩm “Người mang ngọn lửa” của đội thi quận Hoàn Kiếm trong Sơ khảo Cụm 1 đã lấy đi nhiều nước mắt của khán giả.

Cùng đó tuyên truyền, phổ biến đến đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về pháp luật hòa giải ở cơ sở, các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ, đời sống hàng ngày của người dân, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp của Thành phố trong công tác hòa giải ở cơ sở.

Tham dự vòng Sơ khảo cụm 1 Hội thi “Hòa giải viên giỏi” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm nay, đội thi quận Hoàn Kiếm đã xuất sắc chinh phục Ban giám khảo và khán giả và mang lại giải Nhất cho mình bằng sự thể hiện xuất sắc tại 3 vòng thi.

nang cao hieu qua cua hoa giai tai co so
Thông qua Hội thi, các hòa giải viên đã có thêm cơ hội học hỏi những kinh nghiệm từ công tác hòa giải tại các quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chia sẻ với phóng viên, bà Ngô Hồng Thủy - Trưởng phòng Tư pháp quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội cho biết: “Để tham dự Hội thi “Hòa giải viên giỏi” trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2019, chúng tôi đã phải thay đổi kịch bản đến 3 lần mới cảm thấy hài lòng. Tiểu phẩm “Người mang ngọn lửa” được lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật ở phường Phúc Tân, chúng tôi đã sân khấu hóa câu chuyện đó thật gần gũi và đưa tới cho khán giả.

Năm nay cũng là năm chủ đề bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em nên chúng tôi gắn với chủ đề phụ nữ và trẻ em để xây dựng lên tiểu phẩm này, gắn với nhà tạm lánh là nơi tạm thời lánh cho những người bị bạo lực. Kết quả là chúng tôi lấy được rất nhiều nước mắt của khán giả cũng như sự đánh giá cao của Ban giám khảo cuộc thi.”

Nói về cảm xúc khi tham dự sơ khảo cuộc thi “Hòa giải viên giỏi” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm nay, bà Phùng Thị Thu Hằng - Hòa giải viên ở thôn Dương Xá, xã Dương Xá (huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội) cho hay: “Bản thân tôi được phân công tham gia cuộc thi hòa giải viên giỏi của thành phố Hà Nội, tôi rất vui và vinh dự bởi tham dự cuộc thi tôi được học hỏi rất nhiều cách làm hay từ các hòa giải viên của các quận huyện.

Từ đó giúp cho công tác hòa giải của bản thân nói riêng và toàn huyện Gia Lâm có bước chuyển biến tích cực hơn.” Cùng đó, hòa giải viên Phùng Thị Thu Hằng cũng bày tỏ mong muốn Sở Tư pháp Hà Nội thường xuyên tổ chức các cuộc thi hữu ích như Hội thi “Hòa giải viên giỏi” để đội ngũ hòa giải viên ở các quận huyện có cơ hội tham gia giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để công tác hòa giải ở cơ sở ngày càng phát triển, giải quyết được nhiều hơn những mâu thuẫn phát sinh khi còn trong trứng nước.”

Theo kế hoạch, cuộc thi sẽ được tổ chức dưới hình thức sân khấu hóa tới 30/30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố. Vòng Sơ khảo dự kiến sẽ tổ chức trong quý III-2019 với 3 cụm thi.

Cụm 1 gồm các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Hà Đông, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn. Cụm 2 gồm các quận, huyện: Hoàng Mai, Long Biên, Đống Đa, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Chương Mỹ. Cụm 3 gồm các quận, huyện, thị xã: Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Sơn Tây, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức, Ba Vì, Quốc Oai, Phúc Thọ.

Mỗi cụm sẽ chọn 3 đội thi xuất sắc nhất tham dự vòng Chung khảo cấp Thành phố (tổ chức vào quý IV/2019). Ban tổ chức có thể quyết định lựa chọn thêm không quá 1 đội có thành tích tốt trong số 3 cụm thi sơ khảo vào vòng chung khảo.

Các cuộc thi được tổ chức không chỉ là cơ hội để các hòa giải viên trau dồi, chia sẻ những kiến thức kỹ năng hữu ích trong công tác hòa giải mà còn để lại những tình cảm đẹp, khó quên trong lòng các hòa giải viên, giúp các hòa giải viên thêm tự hào về công việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”.

Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải tại cơ sở

Theo số liệu của Sở Tư pháp Hà Nội, kể từ khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành, công tác tổ chức và hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện trên địa bàn thành phố có 5.444 tổ hòa giải với 35.053 hòa giải viên, trong 5 năm (2014 - 2018) tiếp nhận 42.642 vụ việc, kết quả hòa giải thành 34.295 vụ việc, đạt tỷ lệ trên 80%.

Với ưu điểm của hòa giải là linh hoạt về thủ tục, tính thân mật trong giao tiếp, ứng xử trong đó thành phần tổ hòa giải ở cơ sở gồm Trưởng ban Công tác mặt trận, trưởng thôn, trưởng các ngành, đoàn thể thôn, người có uy tín, trách nhiệm, nhiệt tình trong nhân dân bởi vậy dễ bám sát với cuộc sống của người dân sinh sống trên địa bàn.

Những hòa giải viên đa phần có hiểu biết về pháp luật, hiểu biết về xã hội, họ là những người có uy tín ở cộng đồng dân cư qua đó nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp đã được hòa giải kịp thời.

Theo bà Hồ Xuân Hương – Phó Giám đốc Sở Tư pháp, trong những năm qua Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, chính quyền cấp cơ sở từ cấp huyện đến cấp xã ngày càng quan tâm hơn công tác hòa giải, tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô ngày càng ổn định. Cùng với đó, vị trí vai trò của các tổ hòa giải, hòa giải viên trong đời sống xã hội ngày càng được khẳng định và được đón nhận rộng rãi trong cộng đồng dân cư. Chất lượng của các tổ hòa giải ngày càng được nâng cao nhờ khâu lựa chọn các hòa giải viên được chú trọng về năng lực, uy tín đã phát huy được nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo hiệu quả.

Nhiều mô hình hay trong công tác hòa giải ở cơ sở được thực hiện đặc biệt là mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” đã phát huy hiệu quả tích cực. Mạng lưới tổ hòa giải được củng cố, kiện toàn thường xuyên và việc tổ chức bầu hòa giải viên được đa số các xã, phường, thị trấn thực hiện theo quy định của Luật hòa giải cơ sở. Hiện, thành phố Hà Nội có 5.444 tổ hòa giải với 35.053 hòa giải viên với 2.591 tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt” đang hoạt động và đưa lại hiệu quả tích cực.”

Bên cạnh mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” thì trên địa bàn thành phố Hà Nội, các cấp, các ngành cũng tích cực phối hợp nhiều mô hình hay để tuyên truyền pháp luật cũng như đẩy mạnh công tác hòa giải ở cơ sở, các biện pháp hòa giải bạo lực gia đình. Cụ thể, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố với mô hình “Nhóm nòng cốt”, Hội Nông dân Thành phố với mô hình “Câu lạc bộ nông dân với pháp luật”, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố với mô hình “Câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật”, “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”- Bà Hương chia sẻ thêm.

Qua việc triển khai mô hình hòa giải, công tác hòa giải ở cơ sở ngày càng được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo nên phong trào thi đua trong các quận, huyện. Tiêu biểu như tại quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm hầu hết các vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật nhỏ chưa đáng xử lý bằng hình sự, hành chính trên địa bàn dân cư đều được các tổ hòa giải phát hiện kịp thời và tập trung giải quyết ngay tại cơ sở, tạo được niềm tin trong nhân dân.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

(LĐTĐ) Những vị trí sạt lở gây ảnh hưởng trực tiếp đến 427 hộ dân. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở ban ngành và địa phương thực hiện hiện các công trình chống sạt lở cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.

Tin khác

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Xem thêm
Phiên bản di động