"Du & Dội" - Triển lãm tranh đương đại lớn nhất Hà Nội
“Hương thời gian” nhiều nắng | |
Đa sắc “Triển lãm tranh màu nước quốc tế lần 2 - 2017 tại Hà Nội” | |
Việt Nam đa sắc và sâu lắng qua góc nhìn của họa sỹ Nhật Bản |
Với hơn 300 tác phẩm trong đó chủ yếu là các tác phẩm của Ngô Xuân Bính với đủ các thể loại sơn dầu, giấy dó, sơn mài, màu nước, phấn sáp… được triển lãm lần này dường như “phơi bày” cuộc sống “hỉ, nộ, ái, ố” của hai họa sĩ bởi “tranh là đời, đời là tranh”.
Hai họa sĩ Ngô Xuân Bính và Lê Văn Thìn |
Sẽ có nhiều ý kiến trái ngược đưa ra các góc nhìn khác nhau về mối tương quan tỉ lệ giữa năng lực, trách nhiệm – tính nhân văn và hạnh phúc. Ngô Xuân Bính, Lê Văn Thìn tập trung hướng vào ý niệm tinh thần của truyền thống và hiện đại - với mong muốn nhận ra thế giới luôn kỳ lạ, rất thương yêu và mới mẻ!
“Du và dội” dường như là sự kết hợp ăn ý giữa: sự du hành của nhịp điệu toát lên ở hầu hết những bức sơn mài của Lê Văn Thìn. Phố xá, nhà cửa, đàn bà...thậm chí cả đám đông nữa, trong tranh ông vẫn là các khoảng lặng được thu xếp cho phương cách mà nhịp điệu phiêu du trình diễn. Nhịp của các nhành khô giẫy giụa hoặc câm như vân vỏ trai, ốc, muôn nét nhịp bay chi chít dệt màu then, cựa quậy từ các đóa loa kèn cẩn trứng hoặc thở rất khẽ trong bó bạch liên...Càng về sau sự du hành của nhịp điệu càng phóng túng, cuồng loạn… phá vỡ các cấu hình mờ mịtđã dẫn ông đến ngưỡng -bất chấp nguyên tắc phẳng- nhẵn hà khắc của kỹ thuật sơn mài, để nhịp điệu tự do tìm lối phiêu du cho chúng.
Trong khi đó hàng trăm bức sơn dầu, lụa, sơn mài, giấy dó, phấn sáp...của Ngô Xuân Bính chứa đựng hay hứng chịu muôn cơn rung động chất đầy năng lượng trào ra mãnh liệt. Sự rung cảm của mỗi người chiêm ngưỡng về nguồn cơn tác giả dội lên mặt tranh có thể được phát nghĩa từ các mảng màu vô định hình hoặc tinh thần vô thức. Tất cả! Tất cả nhảy vào tranh ông do chúng gào gọi nhau: màu gọi màu, nét gọi nét, suy tưởng gọi suy tưởng, tề tựu, thậm chí chỉ là cách ông tổng lực tống ra nguồn năng lượng dồn nén... Đâu như ước đoán, cách ước đoán hay nhận biết khác nhau trong mỗi cá nhân về mật độ đậm đặc năng lượng xúc cảm hoặc thông điệp tác giả gửi vào tác phẩm khi chúng ta đứng trước khối lượng lao động đồ sộ của họa sĩ Ngô Xuân Bính.
Triển lãm “Du & Dội” diễn ra từ ngày 9/11/2017 đến ngày 27/2/2018 tại Bảo tàng Hà Nội.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40