Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: "Có lúc tôi đứng vẽ nhiều tiếng đồng hồ liền và quên mọi thứ"
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chính thức làm Giám đốc NXB Hội Nhà văn |
Các nhà văn nói gì khi viết về đề tài thiếu nhi? |
Phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trò chuyện ngắn với ông trước ngày diễn ra triển lãm đặc biệt này.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sẽ có triển lãm đầu tiên vào ngày 7/1/2021. |
Xin chào nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, có vẻ như hội họa không đơn thuần là một cuộc chơi nữa mà là công việc sáng tác nghiêm túc của ông?
Cũng giống như mọi thứ tôi đang làm: Làm thơ, viết văn, viết báo, viết facebook, sưu tầm, mua lại và trao trả sắc phong, trồng cây, làm đèn trung thu cho cháu… hội hoạ thực sự quyến rũ tôi. Quyến rũ là sự khởi đầu thật dễ dàng với mọi người. Nhưng khi bắt tay vào thực hiện những ý thích đó là một sự nghiêm túc. Bởi bất cứ cuộc chơi nào chúng ta cũng cần sự nghiêm túc. Nghiêm túc là thể hiện thực sự sự đắm mê và mới có thể đi hết sự đắm mê của mình.
Có thể tôi hỏi hơi sâu xa một chút nhưng lý do gì khiến ông không cưỡng lại nổi sự hấp dẫn của cây cọ, toan và màu vẽ vậy?
Màu sắc và màu sắc. Có những buổi chiều về quê, nằm trên một cái sàn tre của lều vịt ven cánh đồng, tôi lấy một chiếc lá đặt lên mắt và nhìn về phía mặt trời. Biết bao màu sắc chuyển động và biến ảo qua cái nhìn đó. Tôi từng nghĩ, chỉ cần một bức toan và quét lên đó một màu gì đó thôi cũng mở ra một thế giới đầy quyến rũ. Tuổi thơ tôi sống ở quê và ngày đó thôn quê ngập tràn màu sắc. Màu sắc đã trở thành một phần "thức ăn" nuôi tâm hồn tôi và dẫn dắt tâm hồn tôi.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ màu sắc đã trở thành một phần "thức ăn" nuôi tâm hồn ông. |
“Người thổi sáo” là tên gọi của triển lãm cá nhân đầu tiên này. Chắc hẳn cái tên này có ý nghĩa gì đó rất đặc biệt với ông?.
Có một thời gian lòng tôi ngập tràn sự phiền muộn về một cái gì đó mà thực ra tôi cũng không biết rõ. Một buổi sáng ngồi cà phê một mình, tôi gặp một người thổi sáo mù đi qua. Một cảm giác khác lạ tràn ngập tôi. Tôi tha thiết mời người thổi sáo thổi một khúc gì đó cho tôi nghe.
Mọi việc mình tự đặt ra cho mình luôn luôn là một thách thức kể cả việc đi tới điều mà mình mê đắm. Và tôi nhận thấy mê đắm cũng đòi hỏi sự nghiêm túc. |
Và khúc nhạc ấy đã mở ra một điều gì đó lạ lùng trong tôi và những phiền muộn như tan biến. Một thứ âm nhạc kỳ lạ đã vang lên đúng lúc đã thay đổi tôi. Sau này tôi cố ngồi đúng quán cà phê đó đợi người thổi sáo mù. Nhưng tôi không bao giờ gặp lại ông. Có lẽ, mỗi người chỉ có một lần được nghe một điều gì đấy, nhìn thấy một cái gì đó và nếu anh không nhận ra anh sẽ mất cơ hội.
Riêng về thơ, văn thì đã định hình một phong cách riêng – rất Nguyễn Quang Thiều. Vậy còn với hội họa thì sao?
Khi một nghệ sĩ trình bày những thứ của chính anh ta một cách có hệ thống nó sẽ trở thành phong cách. Nhân loại có khoảng bảy tỉ người và mỗi người có một giọng nói riêng, một gương mặt riêng, một dấu tay riêng… Vậy tại sao mỗi nghệ sĩ không làm ra một cái riêng của mình. Hơn nữa, chỉ khi tạo ra cái riêng của mình anh ta mới có ý nghĩa. Việc không đến trường học vẽ một cách chính thống đã cho tôi tự do để vẽ. Khi tự do sáng tạo thì đấy là con đường dẫn tới sự riêng biệt. Với những gì tôi vẽ lúc này đó là sự riêng biệt cho dù sự riêng biệt ấy ở mức độ nào của nghệ thuật.
Với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều "vẽ quả thực giống như ngồi thiền". |
Ông tìm thấy những niềm vui gì từ hội họa?
Sự tự do và miền đắm mê. Viết rất khó vì mỗi câu chữ đã phải mang một hay nhiều nghĩa mặc định. Còn màu sắc thì khác. Khi tôi vẽ cả bức tranh là màu đen thì cũng không thể quy tội tôi bôi đen xã hội. Màu đen là một vẻ đẹp và bình đẳng với mọi màu. Còn những chữ chỉ mang nghĩa đen tối thì viết ra lại là một vấn đề khác. Hơn nữa, khi vẽ người ta quên đi thời gian và những phiền muộn xung quanh. Có lúc tôi đứng vẽ nhiều tiếng đồng hồ liền và quên mọi thứ. Vẽ quả thực giống như ngồi thiền.
Ông có định sẽ bán các bức tranh của mình không?
Tôi đã từng bán. Khi có một người mua tranh thì nghĩa là họ đã tìm thấy điều gì đó của họ trong bức tranh đó. Mua một bức tranh khác cả trăm ngàn lần mua một cuốn sách vì giá cả vô cùng khác nhau. Tôi vẽ không nhằm để bán tranh vì như thế làm sao mà vẽ được. Nhưng vẽ rồi ai mua thì rất vui được bán.
Nhà thơ, nhà văn, họa sĩ – ông muốn mọi người gọi mình bằng cái tên nào nhất?
Tôi khởi đầu bằng thơ và mãi mãi với thơ. Gọi gì cũng được nhưng gọi là nhà thơ là đúng nhất và muốn nhất.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Lê Hà (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46