Đồng bộ kết cấu hạ tầng để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng
Kỳ 2: Đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông đô thị | |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng |
PV: Nhìn lại 10 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, có thể nói giao thông là lĩnh vực có bước phát triển đột phá. Vậy xin ông khái quát một số nét chính về thành tựu trong lĩnh vực giao thông?
Ông Vũ Văn Viện |
Ông Vũ Văn Viện: Nhìn lại 10 năm qua có thể khái quát một số nét chính như sau: Thứ nhất, về kết cấu hạ tầng: Đã huy động tổng hợp các nguồn lực, tổ chức triển khai đầu tư hoàn thành nhiều công trình giao thông quan trọng: 06 tuyến cao tốc kết nối vùng, trong đó Thủ đô là trung tâm; đường Vành đai 1 (đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu); Vành đai 2 (cầu nhật Tân và tuyến đường hai bên cầu đoạn; đoạn Nhật Tân – Cầu Giấy); Một số đoạn tuyến của đường Vành đai 2,5 (Nguyễn Văn Huyên; Trung Kính; Hoàng Đạo Thúy; Kim Đồng – Đền Lừ); Vành đai 3 (tuyến trên cao đoạn Mai Dịch – Pháp Vân; Cầu Thanh trì và đường hai đầu cầu); Vành đai 3,5 (đoạn Lê Trọng Tấn, Hà Đông và đoạn Phúc La Văn Phú); Vành đai 5 (cầu Vĩnh Thịnh và đường dẫn hai đầu cầu); Các tuyến chính đô thị: Đường 5 kéo dài, Quốc Lộ 32 (đoạn Nam Thăng Long – Cầu Diễn – Nhổn – Sơn Tây), đường Nhật Tân – Nội Bài; Mở rộng cảng hàng không Quốc tế Nội Bài T2; Tuyến xe buýt nhanh BRT (Kim Mã – Yên Nghĩa); Nhóm 09 công trình cầu vượt thép trên các tuyến đường trục chính quan trọng; Bến xe khách Yên Nghĩa; Mở rộng Bến xe khách Mỹ đình; Cùng nhiều công trình giao thông khác trên địa bàn.
Phát triển mạng lưới giao thông ngày càng đồng bộ, khang trang. (Ảnh: Minh Phương) |
- Hiện nay, TP Hà Nội và Bộ GTVT đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công nhiều công trình giao thông có ý nghĩa quan trọng đối với Thủ đô và sẽ sớm hoàn thành trong thời gian tới, trong đó phải kể đến: Tuyến đường sắt đô thị số 2A (đoạn Cát Linh – Hà Đông); Tuyến đường sắt đô thị số 3 (đoạn Nhổn – ga Hà Nội); Tuyến đường Vành đai 2 trên cao và dưới thấp (đoạn Vĩnh Tuy – Ngã tư Sở); Tuyến đường vành đai 3 trên cao và dưới thấp (đoạn Mai Dịch – Cầu Thăng Long); Cầu vượt nút giao An Dương - đường Thanh Niên; Cầu Ba Vì – Việt Trì; cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình; Tuyến đường trục phía Nam (tỉnh Hà Tây cũ); Cải tạo mở rộng theo quy hoạch một số đoạn tuyến Quốc lộ 6, Quốc lộ 1A...
Thứ hai, về quản lý, tổ chức giao thông, đảm bảo an toàn giao thông: Cùng với việc tập trung triển khai hoàn thiện hệ thống hạ tầng kết cấu giao thông khung trên địa bàn như đã nêu trên, ngành GTVT đã tham mưu cho thành phố triển khai đồng bộ nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn giao thông như: Triển khai đầu tư hoàn thành hàng loạt các công trình giao thông đảm bảo an sinh xã hội (12 công trình cầu yếu; 33 cầu đi bộ, 37 hầm bộ hành, 8 hầm chui cơ giới; 68 hầm chui dân sinh).
Tăng cường công tác duy tu, duy trì hệ thống đường giao thông; tổ chức giao thông hợp lý; Triển khai các giải pháp tổ chức giao thông mang tính tổng thể: Tăng cường năng lực lưu thông trên các tuyến đường và xử lý xung đột tại các nút giao; Triển khai thực hiện thành công và có hiệu quả trong việc điều chuyển, sắp xếp luồng tuyến của các tuyến xe khách liên tỉnh theo đúng định hướng quy hoạch luồng tuyến đã được Bộ GTVT phê duyệt góp phần quan trọng trong việc hạn chế ùn tắc giao thông khu vực nội đô....
Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành giao thông (giao thông thông minh). Trong đó tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về hạ tầng giao thông và phương tiện giao thông, các phần mềm phục vụ công tác quản lý, điều hành hệ thống giao thông thông minh, điều hành và tổ chức giao thông, xử lý vi phạm về giao thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng điểm đỗ xe (IPARKING) nhằm tối ưu nhu cầu đỗ xe; lắp đặt hệ thống camera giám sát theo dõi giao thông và xử lý vi phạm giao thông cho gần 200 nút giao thông trọng điểm.
Việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông được thể hiện rõ nét bằng chỉ tiêu diện tích đất dành cho giao thông tăng trưởng trung bình từ 0,28% đất đô thị/năm, theo đó năm 2010 (mới chỉ đạt khoảng 7%) đến năm 2017 (đạt khoảng 8,96%); Số điểm ùn tắc giao thông năm 2010 (124 điểm) thì đến năm 2017 (37 điểm); Số vụ tai nạn giao thông năm 2013 (2.252 vụ) thì đến năm 2017 (1.448 vụ).
Kết quả đạt được như đã nêu trên góp phần giảm tải áp lực giao thông cho Thủ Đô, từng bước hạn chế ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn, tăng cường kết nối giao thông giữa Thủ đô với các tỉnh, thành phố trong khu vực đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đóng góp tích cực vào thành tựu chung của sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô sau 10 năm mở rộng.
Cầu Nhật Tân rút ngắn khoảng cách đi từ Nội đô ra sân bay Quốc tế Nội bài (ảnh Minh Phương) |
Qua tiếp xúc thực tế ở một số huyên ngoại thành cũng như trao đổi với lãnh đạo địa phương đa số đều thống nhất: Nhờ có mở rộng địa giới hành chính mà đầu tư kết cấu hạ tầng mới được quan tâm và có những bước đột phá như hiện tại. Vậy, những năm qua ngân sách Thành phố đầu tư thế nào (nguồn vốn) để phát triển giao thông nông thôn (liên huyện, liên xã…)?
-Trước khi hợp nhất: Thực hiện Đề án phát triển GTNT tổng số 3208 Km đường xã, thôn cho 325 xã, phường, thị trấn (trong đó chưa bao gồm đường nội đồng và ngõ xóm). Trước năm 2004 đã cứng hoá được 984 Km; Năm 2004–2007 cứng hoá được 1305,76 Km; Tổng cứng hóa đến năm 2007 là 2289.76 km. Kinh phí thực hiện đến hết 2007: 723,9 tỷ đồng trong đó: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 67,9 tỷ đồng; Ngân sách huyện: 89 tỷ; Ngân sách xã: 344,5 tỷ; dân đóng góp: 222,5 tỷ đồng.
Sau khi hợp nhất, trên địa bàn Thành phố có tổng số 17130.62 km đường giao thông nông thôn (trong đó bao gồm cả đường ngõ xóm và đường nội đồng). Đã cứng hóa 2289.76 km trước khi hợp nhất, còn lại 14840.86 km chưa cứng hóa. Thành phố đã hỗ trợ 80% bằng tiền để mua vật tư (khối lượng vật tư được tính theo định mức kinh tế kỹ thuật theo quy định của Nhà nước), ngân sách cấp huyện là 20% để xây dựng kiên cố hoá đường giao thông thôn, xóm.
Sau gần 10 năm, toàn Thành phố đã làm mới 2.309,2 km, nâng cấp cải tạo được 5.735,4 km đường giao thông nông thôn (đến nay, toàn Thành phố có 368 xã đạt tiêu chí về giao thông, còn 18 xã chưa đạt). Khối lượng thực hiện 8044,6 km (đạt 54.21%). Tổng kinh phí đầu tư 19.045,50 tỷ đồng
Bên cạnh đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông, lĩnh vực vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) phát triển thế nào trong những năm qua?
-Mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt Hà Nội đã có 112 tuyến, với sản lượng trên 430 triệu lượt hành khách/năm (So với năm 2008, số lượng tuyến đã tăng 64% ); Bao phủ khắp 30 quận huyện đạt 100% (tăng 37%), tương ứng với 406/584 xã phường, mức độ bao phủ đạt 69,5% (tăng 28%), với 3.026 điểm dừng, 370 nhà chờ, 05 điểm trung chuyển, 96 điểm đầu cuối, 16,07 km đường dành riêng cho xe buýt (trong đó 14,77 km làn đường riêng chỉ dành cho tuyến BRT).
Xe buýt nhanh bước đột phá mô hình phát triển vận tải công cộng |
Tính đến tháng 6 năm 2018, tổng số phương tiện toàn mạng là 1.820 xe (các xe đều trang bị thiết bị giám sát hành trình GPS, hệ thống tự động báo điểm dừng, đèn LED, ghế ưu tiên cho người già, trẻ em, người khuyết tật...). Đặc biệt từ ngày 01/01/2017, thành phố Hà Nội đã chính thức đưa vào vận hành tuyến buýt BRT01: Bến xe Yên Nghĩa - Kim Mã, đây là tuyến xe buýt nhanh được triển khai đầu tiên trên địa bàn cả nước và đã thực sự phát huy hiệu quả sau hơn 01 năm đưa vào khai thác vận hành; Từ ngày 30/5/2018 cũng đã thí điểm đưa tuyến xe buýt hai tầng cao cấp, mở mui (Hanoi City Tour) nhằm phục vụ phát triển du lịch Thủ đô.
10 năm không phải thời gian quá dài, nhưng lĩnh vực giao thông thực sự đã có những bước đột phá. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta có thể hài lòng, nhất là khi tốc độ tăng dân số cơ học diễn ra ngày một cao. Vậy, theo ông, những hạn chế trong phát triển kết cấu hạ tầng hiện nay là gì?
- Bên cạnh những kết quả đã đạt được như trên, theo tôi vẫn còn một số tồn tại, hạn chế phải khắc phục trong thời gian tới, cụ thể:
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị. Tình trạng ùn tắc giao thông vẫn diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông vẫn ở mức cao. Việc thực hiện chủ trương xã hội hóa trong công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đã có chuyển biến nhưng còn chậm và chưa đồng bộ.
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải được quan tâm, tuy nhiên nguồn vốn dành cho đầu tư còn hạn chế, nhiều công trình có trong kế hoạch không được bố trí vốn nên việc triển khai chậm, mạng lưới đường giao thông vẫn chưa hoàn thiện, nhiều tuyến đường vành đai chưa hoàn chỉnh và khép kín; một số tuyến đường trong đô thị, các tuyến đường quốc lộ hướng tâm chưa hoàn thành do đó chưa khai thác hết năng lực thông qua của kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư. Công tác giải phóng mặt bằng có nhiều vướng mắc, một số địa phương chưa tập trung, quyết liệt thực hiện dẫn đến tiến độ công trình bị chậm trễ, hiệu quả đầu tư chưa cao.
Cạnh đó, mạng lưới vận tải hành khách công cộng được điều chỉnh phù hợp và mở rộng nhưng vẫn còn hạn chế; chất lượng dịch vụ mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, mới chỉ có duy nhất loại hình vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và xe buýt nhanh; đường sắt đô thị vẫn đang trong quá trình xây dựng, chưa hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.
Không những thế, việc triển khai các dự án đầu tư bến, bãi đỗ xe còn chậm. Do đó hệ thống bến, bãi đỗ xe vẫn còn thiếu nhất là các bãi đỗ xe trong khu vực đô thị trung tâm, quỹ đất dành cho giao thông tĩnh còn thấp, mạng lưới phân bố bến, bãi đỗ xe còn chưa phù hợp;
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số cơ học tăng nhanh cùng với sự gia tăng rất lớn về phương tiện giao thông dẫn đến tình trạng quá tải về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, ùn tắc giao thông.
Các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng có nhiều thay đổi, trong khi các chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn của Thành phố chưa kịp thời bắt nhịp dẫn đến vướng mắc kéo dài khi triển khai, tháo gỡ thủ tục dự án. Trong khi, nguồn lực đầu tư từ ngân sách đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vẫn còn hạn chế. Nguồn vốn ODA cũng giảm và khó tiếp cận, thiếu cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư theo hướng xã hội hóa có hiệu quả.
Công tác giải phòng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, việc chuẩn bị quỹ nhà tái định cư cho các dự án còn chưa kịp thời dẫn đến một số dự án chậm tiến độ, phát sinh tăng tổng mức đầu tư trong quá trình thực hiện. Năng lực quản lý, chỉ đạo điều hành, thực hiện dự án của một số chủ đầu tư, nhà đầu tư, tư vấn còn hạn chế; những khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết kịp thời dẫn đến tiến độ thực hiện một số dự án còn bị kéo dài.
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng hiệu quả chưa cao. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành giao thông còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết hiệu quả. Cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trên các lĩnh vực chưa kịp thời, chưa kiên quyết; chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe, dẫn đến ý thức tự giác chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông của một bộ phận người tham gia giao thông còn nhiều hạn chế.
Để phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ cho cả hệ thống nội đô và ngoại ô phù hợp với quy hoạch cũng như thực tiễn cuộc sống và nhịp phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và đất nước, xin ông cho biết kế hoạch, mục tiêu và chiến lược phát triển giao thông thời gian tới là gì?
- Thứ nhất, về định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong thời gian tới, trước mắt tập trung tối đa mọi nguồn lực để đầu tư hình thành mạng lưới kết cấu hạ tầng GTVT khung trên địa bàn, cụ thể: Đối với giao thông đường bộ: Hoàn thành đầu tư cơ bản kép kín các tuyến đường vành đai, bao gồm vành đai 1, vành đai 2, vành đai 2,5, vành đai 3, vành đai 3,5; triển khai các thủ tục đầu tư và khởi công hoàn thành một số đoạn tuyến của đường vành đai 4; hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư tuyến vành đai 5 trên địa bàn trong giai đoạn đầu.
Kết cấu hạ tầng giao thông thời gian tới sẽ phát triển đồng bộ theo đúng quy hoạch phát triển Thủ đô đến năm 2030 |
Đối với hệ thống cầu vượt sông: Tập trung đầu tư hệ thống công trình đường bộ có tính kết nối vượt sông Hồng và sông Đuống (cầu/hầm Trần Hưng Đạo; cầu Thượng Cát; cầu Tứ Liên; cầu Vĩnh Tuy, giai đoạn; cầu Giang Biên; cầu Đuống 2…).
Đối với hệ thống đường hướng tâm: Hoàn thành thủ tục đầu tư để khởi công và hoàn thành một số đoạn tuyến của các tuyến đường: Quốc lộ 1A (phía Nam); Trục Hồ Tây - Ba Vì; Quốc Lộ 6; Tây Thăng Long; Hà Đông – Xuân Mai; Trục Cầu Vĩnh Tuy – Giang Biên – Ninh Hiệp; Quốc lộ 3; …
Đối với các đường trục chính đô thị chủ yếu, các tuyến giao thông có tính kết nối: Hoàn thành thủ tục đầu tư để khởi công một số đoạn tuyến của các tuyến đường: Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 21; Đường Trục phía Nam tỉnh Hà tây cũ; Tuyến đường 70; Tuyến đường trục dọc 02 bờ sông Hồng (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Thanh Trì)…
Đối với hệ thống giao thông tĩnh: Hoàn thành đầu tư đưa vào khai thác sử dụng 04 bến xe khách liên tỉnh (Yên Sở, Cổ Bi, Sơn Tây, Đông Anh), 06 Bãi đỗ xe ngầm khu vực trong vành đai 3 và một số bãi đỗ xe ngầm, nổi và cao tầng khác trên địa bàn Thành phố theo quy hoạch.
Đối với đường sắt đô thị: Tập trung hoàn thành dứt điếm 02 tuyến đường sắt đô thị hướng tâm đang được triển khai thi công (tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh – Hà Đông, dự kiến đưa vào khai thác năm 2019; tuyến đường sắt đô thị số 3 đoạn Nhổn – Ga Hà Nội, dự kiến đưa vào khai thác đoạn trên cao năm 2020 và đoạn ngầm năm 2022); Đẩy nhanh tiến độ triển khai nghiên cứu đầu tư hình thành 08 tuyến đường sắt đô thị chính theo quy hoạch (với tổng chiều dài 417km, trong đó đi nổi 342Km và đi ngầm 75,6Km).
Đối với cảng, đường thủy: Hoàn thành các thủ tục đầu tư và khởi công hoàn thành một số cảng (Cảng cạn ICD Cổ Bi; Cảng cạn ICD Mỹ Đình;Cảng container quốc tế Phủ Đổng; Cảng Giang Biên…); Xây dựng các cảng du lịch trên Hồ Tây; Triển khai nghiên cứu đầu tư mới và nâng cấp một số cảng trên sông Hồng cùng với việc nghiên cứu quy hoạch hai bờ sông hồng đoạn trong khu vực vành đai 4.
Đối với hạ tầng hàng không: Triển khai hoàn thành công tác nghiên cứu, lập quy hoạch mở rộng cảng hàng không quốc tế Nội Bài để phục vụ công tác đầu tư cho giai đoạn tiếp theo.
Thứ hai, về định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đối với khu đô thị vệ tinh và khu vực ngoại thành.Trong định hướng phát triển hệ thống hạ tầng giao thông khung trên địa bàn Thành phố như đã nêu trên cũng đã định hướng đầu tư các công trình giao thông có tính kết nối các đô thị vệ tinh và các khu vực ngoại thành với khu vực Đô thị trung tâm Thành phố cũng như các tỉnh lân cận thông qua các tuyến đường vành đai, hướng tâm, đường sắt đô thị và các trục đô thị có tính kết nối, cụ thể: Vành đai (Vành đai 3,5; vành đai 4 và vành đai 5); Hướng tâm (Quốc lộ 6; Quốc lộ 1A; Quốc lộ 3; Hà Đông - Xuân Mai; Hồ Tây - Ba Vì; Đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ; trục Tây Thăng Long…); Các tuyến đường giao thông kết nối (Quốc Lộ 21; Đường 70; Tuyến đường trục dọc 02 bờ sông Hồng…); Đường sắt đô thị kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh (Tuyến số 3 đoạn Nhổn – Sơn Tây; Tuyến số 2 đoạn Bưởi - Nội Bài - Sóc Sơn; tuyến số 5 đoạn Văn Cao – Hòa Lạc…).
Cùng với việc đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông kết nối cho các đô thị vệ tinh và các khu vực ngoại thành như đã nêu trên, thành phố Hà nội còn bố trí kinh phí để triển khai hàng loạt các công trình giao thông tại các đô thị vệ tinh, các khu vực ngoại thành, cụ thể: Sử dụng 100% vốn ngân sách thành phố để đầu tư cho nhóm các công trình cầu yếu vượt sông (khoảng 15 công trình) phục vụ đảm bảo an toàn giao thông, an sinh xã hội; Trong giai đoạn 2016-2020, Ngân sách Thành phố đã bố trí hỗ trợ kinh phí cho các huyện, thị xã để triển khai 144 dự án công trình giao thông phục vụ an sinh xã hội cho các địa phương ngoại thành.
Để thúc đẩy phát triển đồng bộ và bền vững các lĩnh vực trên địa bàn thành phố Hà Nội đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của các cấp các ngành của toàn Thành phố , trong đó vai trò của ngành GTVT đối với việc phát triển kết cấu hạ tầng GTVT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo lập không gian sống văn minh ở Thủ đô Hà Nội là rất quan trọng.
Nhận thức được điều này, ngành GTVT của Thủ đô luôn quán triệt trong toàn ngành những gì đã làm được trong thời gian qua mới chỉ là bước khởi đầu cho một hành trình còn rất gian nan, đòi hỏi Ngành phải tiếp tục nỗ lực không ngừng, phấn đấu liên tục, hy sinh không mệt mỏi mới mong có thể hoàn thành những nhiệm vụ nặng nề hơn trong những năm tới đây.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Lê Hà (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
Giao thông 19/11/2024 18:56