Kỳ 2: Đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông đô thị
Kỳ 1: Đổi thay rõ rệt |
Có thể khẳng định, chưa có giai đoạn nào mà hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Thủ đô lại có những bước phát triển vượt bậc như những năm vừa qua với hàng loạt công trình, dự án trọng điểm được hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng.
Theo ghi nhận, sau gần 2 năm triển khai thực hiện Chương trình 06-CTr/TU, Thành phố đã tập trung đầu tư, hoàn thành các công trình trọng điểm, các dự án giao thông trọng điểm (nút giao, công trình cầu vượt) đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, cho phép triển khai theo cơ chế đặc thù. Việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị được đẩy mạnh.
Hà Nội đã có những bước đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Ảnh: P.T |
Trong đó, nhiều công trình kết cấu hạ tầng khung giao thông được đầu tư hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng, góp phần nâng cao năng lực giao thông, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Minh chứng dễ thấy nhất là, thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng và UBND các địa phương tích cực phối hợp thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án do Bộ Giao thông vận tải đầu tư trên địa bàn, gồm các dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 3 mới; đường vành đai 3 trên cao (đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long); cầu Việt Trì - Ba Vì nối quốc lộ 32 với quốc lộ 32C; tuyến đường vành đai 4 (đoạn nối từ cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng).
Tuyến đường Lê Trọng Tấn (đoạn từ Tôn Thất Tùng đến sông Lừ) được mở rộng gấp ba lần, kết hợp chỉnh trang đô thị và đồng bộ hạ tầng kỹ thuật tạo nên bộ mặt đô thị khang trang, hiện đại, không chỉ tăng cường năng lực giao thông, giải tỏa ùn tắc, mà còn cải thiện chất lượng sống của người dân ở khu vực. Hay như việc thông xe nút giao thông Long Biên và hoàn thành cầu vượt tại nút giao thông này đầu năm 2017 đã giúp Quốc lộ 5 và đường 5 kéo dài thông tuyến với nhau, kết nối với tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài tạo thành trục xương sống giao thương khu vực Ðông - Bắc thành phố.
Các dự án, công trình cầu vượt Ô Đông Mác- Nguyễn Khoái, đường vành đai 2 (đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy), tuyến buýt nhanh BRT (Kim Mã - Yên Nghĩa) và cải tạo, xây dựng lại cầu yếu, quan trọng trên địa bàn các quận, huyện cũng đã được hoàn thành, đưa vào khai thác. Thành phố đã hoàn thành hai công trình cấp bách, chống ùn tắc giao thông là cầu vượt nút giao Cổ Linh và cầu vượt nút giao Trần Khát Chân - Lò Đúc.
Bên cạnh đó, hệ thống giao thông đối ngoại cũng từng bước được đầu tư theo quy hoạch, bảo đảm sự kết nối hạ tầng đường bộ giữa Thủ đô với các địa phương trong cả nước. Những công trình giao thông này đã và đang nâng cao năng lực giao thông của Thủ đô Hà Nội, góp phần giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng trên địa bàn, từng bước tạo diện mạo đô thị văn minh, hiện đại.
Ngoài ra, thành phố cũng tiếp tục xây dựng, hiện đại hóa hệ thống quản lý, điều hành giao thông công cộng, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông ở ngoại thành để chuyển dần các cơ sở sản xuất công nghiệp, trường đại học, các trung tâm, viện nghiên cứu và các bệnh viện ra khỏi khu vực nội thành. Công tác vận tải hành khách công cộng được quan tâm đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân. Nhờ đó, những năm gần đây, Hà Nội đã kiểm soát, ổn định được tình hình trật tự an toàn giao thông trong điều kiện mật độ dân cư nội đô tiếp tục tăng và phương tiện giao thông cá nhân cũng tăng với tốc độ từ 10%-12%/năm.
Trong thời gian tới đây, thành phố sẽ áp dụng biện pháp hạn chế tối đa việc sở hữu và sử dụng phương tiện giao thông cơ giới cá nhân; tập trung đầu tư xây dựng hệ thống giao thông công cộng theo quy hoạch, đặc biệt khu vực đô thị trung tâm; đầu tư cơ sở hạ tầng để khuyến khích người dân sử dụng các loại hình giao thông đi bộ và xe đạp, nhằm hỗ trợ cho giao thông công cộng... Đồng thời tiếp tục đôn đốc đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình trọng điểm, nhằm sớm hoàn thành đưa vào khai thác, vừa để tăng cường năng lực giao thông, vừa giải tỏa những khó khăn ảnh hưởng tới việc đi lại, sinh hoạt của người dân.
Phạm Thảo
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn
Thủ đô 18/11/2024 12:46
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố
Nhịp sống Thủ đô 18/11/2024 11:33
Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 22:56
Tuyên dương Tổng phụ trách Đội xuất sắc tiêu biểu Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 21:06