Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng
Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh | |
Phát triển đồng bộ hệ thống y tế |
Cùng với yêu cầu phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, Nghị quyết 13 của Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 16/1/2012 yêu cầu tập trung nguồn lực cho 4 lĩnh vực trọng tâm, trong đó tập trung cho phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng cung cấp điện, hạ tầng thuỷ lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu và hạ tầng đô thị lớn. Từ năm 2012, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Chinhphu.vn |
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình thực hiện Nghị quyết 13, các ý kiến tại cuộc họp cho rằng, sau hơn 5 năm triển khai, cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, nhất là hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, phát triển hạ tầng còn nhiều tồn tại. Kết nối hạ tầng chưa phù hợp, có chỗ thừa, có chỗ thiếu.
Nguyên nhân quan trọng là chất lượng quy hoạch chưa tốt. Huy động nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực từ bên ngoài còn rất khó khăn. Do đó, thời gian tới, cần có đánh giá toàn diện việc phát triển 11 kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện nay như thế nào và cần có biện pháp gì để đạt mục tiêu đề ra, trong đó tập trung vào thể chế, công tác quy hoạch, kế hoạch. Cần cơ chế chính sách đặc thù để huy động nguồn lực; rà soát lại các quy hoạch gắn với tái cấu trúc nền kinh tế.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng nhất trí cho rằng kết cấu hạ tầng có bước phát triển, đất nước có nhiều công trình hạ tầng lớn. Tuy vậy, vẫn còn các tồn tại như quy hoạch chưa đồng bộ, tiến độ một số công trình còn chậm trễ. Hạ tầng vẫn còn là điểm nghẽn đối với sự phát triển như ùn tắc giao thông, quá tải bệnh viện… Thủ tướng cho rằng, Nghị quyết 13 của Trung ương đã ra đời được hơn 5 năm. Đây là thời điểm để sơ kết việc triển khai Nghị quyết để báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.
Theo Thủ tướng, dự thảo báo cáo cần nêu rõ các quan điểm mới về phát triển hạ tầng, vấn đề được xem là nút thắt, điểm nghẽn đối với sự phát triển, trong đó nhấn mạnh các cơ chế, thể chế mới mà chúng ta cần phải bổ sung, sửa đổi, làm mới, như theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Luật Đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công-tư).
Đặc biệt là việc tìm nguồn lực mới để phát triển đất nước, không vì thể chế, cơ chế mà bế tắc phát triển hạ tầng của Việt Nam, Thủ tướng nói và chỉ ra một số vấn đề cần làm rõ hơn như vấn đề xã hội hóa nguồn lực vì “không xã hội hóa thì nguồn lực đâu để phát triển”. Xã hội hóa là cần thiết, để Nhà nước, nhà đầu tư và người dân cùng có lợi.
Hạ tầng để phát triển kinh tế-xã hội, nhưng mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống nhân dân, do đó, bên cạnh hạ tầng cứng, yếu tố rất quan trọng nhưng không thể không đề cập đến các hạ tầng như giáo dục, y tế hay không thể để thiếu điện…
Về các hình thức huy động nguồn lực, Thủ tướng cho rằng khi quy mô nền kinh tế đã tăng lên trên 5 triệu tỉ đồng thì tỷ lệ nợ công/GDP giảm xuống, còn 61% thì liệu đây có phải dư địa để xin chủ trương tiếp tục tìm nguồn ODA phù hợp để đầu tư hay các hình thức khác như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình, trái phiếu quốc tế… để chúng ta có nguồn lực phát triển hạ tầng, đưa đất nước tiến lên, không để hạ tầng lạc hậu, ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước.
Thủ tướng yêu cầu, sau khi lấy ý kiến các bộ, ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng báo cáo cụ thể trình Ban cán sự Đảng Chính phủ cho ý kiến, trước khi trình Bộ Chính trị. Theo đó, báo cáo phải sắc nét hơn, rõ hơn về quan điểm. Phần kiến nghị không nêu chung chung, phải sâu hơn, cụ thể, toàn diện hơn và ngắn gọn, súc tích cũng như có danh mục cụ thể các công việc cần triển khai.
Từ kết luận của Bộ Chính trị về vấn đề này, Thủ tướng sẽ có một quyết định hoặc Chính phủ có một Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 13. Tiếp theo, sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai kết luận của Bộ Chính trị, quyết định của Thủ tướng hoặc của Chính phủ về phát triển hạ tầng.
H.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17