Do học Tivi
- Chuyện đấy ai chả biết. Giữa lúc trẻ em bị xâm hại mọi mặt về tình dục, sức khỏe, bóc lột sức lao động rồi nhan nhản thương tích… mở diễn đàn này để các em giãi bày có ích quá còn gì.
- Thì em có nói nó không có ích đâu. Thậm chí còn phải tuyên truyền nhiều hơn nữa ấy chứ. Có điều em băn khoăn là…
- Chú cứ hay cả nghĩ, rõ khổ.
- Không nghĩ không được ấy chứ. Bác tính, giữa lúc những người lớn có trách nhiệm đang đau đầu về sách đen, webs đen ảnh hưởng đến lối sống của trẻ thì nhiều phương tiện đại chúng chính thống lại “nối giáo cho giặc”.
- Chú lại muốn nói đến cuốn truyện cổ tích NXB Văn học ấn hành chứ gì. Đã nhận khuyết điểm, hứa sửa sai rồi.
- Chuyện ấy tạm cho qua đi. Nhưng dạo này nhiều chương trình truyền hình thực tế dành cho trẻ em, xem mà thấy lo quá.
- Tớ tưởng các chương trình ấy là sân chơi bổ ích cho các cháu đấy chứ.
- Thì đúng là bổ ích, nhưng cũng nhiều sạn lắm. Ai lại một cháu trai 7 tuổi diễn trò giành giật người đẹp là một bé gái cũng tầm tuổi ấy. Tất cả ban giám khảo và khán giả đều cười sảng khoái, tán thưởng màn tán rất “ngọt” của cậu bé.
- Có chuyện ấy thật à ?
- Vâng. Đó chỉ là một ví dụ trong chương trình Đồ rê mí. Còn các chương trình khác như: Gương mặt thân quen nhí; Giọng hát Việt nhí; Bố ơi mình đi đâu thế…đều có sạn to đùng mà ở tuổi các cháu không nên học.
- Chú dẫn ví dụ cụ thể xem nào ?
- Thế bác không xem chắc ? Chương trình ca nhạc cho thiếu nhi mà toàn hát bài người lớn, thậm chí nhiều bài về tình yêu đôi lứa; cái chương trình Bố ơi… ai lại để nguyên câu nói của con ông đạo diễn: “Bố hay mê gái”, rồi tất cả cười vui như là biểu dương vậy.
- Thế thì nguy thật. Tớ vừa xem trên mạng có chuyện một học sinh tiểu học song ca cùng cô giáo bài hát em-anh thiết tha tình cảm, chả biết có thật không ? Chả nhẽ cũng do hệ lụy từ ti vi?
- Nguy lắm bác ạ. Với sức lan tỏa của truyền hình, hàng triệu trẻ sẽ theo đó mà học. Ai mà biết được hậu quả sẽ ra sao?
- Chả trách đã có khối chuyện trẻ con làm trò “yêu nhau”. Chẳng nhẽ cũng do học tivi ?
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29