Do giáo dục mà nên!
Tớ tin là như vậy! | |
Niềm tin và chân lý | |
E nó phản cảm lắm! |
- Chuyện chỉ có thế thì quá bình thường, cớ sao chú buồn.
- Bác biết rồi đấy, điện thoại camera tức là cả hình và lời những người xung quanh không muốn nghe cũng phải nghe. Với không gian chật hẹp trên xe buýt, đoạn đối thoại giữa 2 “nhí” này cứ đập vào tai mọi người, khiến ai cũng phải lắc đầu.
- Vấn đề là nội dung đối thoại thế nào mà lắc với buồn, chú cứ vòng vo tam quốc thế.
-Không thể tượng tượng được bác ạ. Toàn chuyện yêu đương, chuyện trốn học, chuyện lừa dối cha mẹ để “qua đêm”, rồi bình phẩm con này yêu thằng kia, chuyện ghen tuông…nghĩa là toàn những chuyện không phù hợp với lứa tuổi THCS.
-Hẳn nào nhiều clip học sinh oánh nhau thế, nghe đâu đằng sau những clip đó đa số là do “sao lại dám yêu người của tao”. Vậy đáng buồn thật.
-Chẳng nhẽ học sinh bây giờ lại hư hỏng vậy. Do đâu? Chắc chắn do giáo dục mà nên. Chuẩn mực đạo đức xã hội có phần lung lạc, quản lý của gia đình lỏng lẻo do muôn vàn nguyên nhân. Tất cả lại đổ cho cơ chế thị trường.
-Chả có nguyên nhân nào cả, chú nói đúng, do giáo dục mà nên. Đừng nghĩ bọn trẻ bây giờ đều là hư hỏng, nhiều em vẫn xứng đáng là trò giỏi con ngoan, thậm chí là những tấm gương tiêu biểu cho người lớn nhìn vào. Vậy tại sao có trẻ hư, trẻ ngoan. Do giáo dục đó.
-Vâng cơ bản và gốc dễ các em là ngây thơ trong trắng, có thế này thế nọ cũng do tác động của xã hội, “hiền dữ phải đâu là tính sẵn/ phần nhiều do giáo dục mà nên”.
-Đúng thế, tớ vừa được biết chuyện tại trường PTCS Chu Văn An (HN) có buổi sinh hoạt ngoại khóa ngoài trời. Khi nghe diễn giả, thầy giáo Nguyễn Thành Nhân, nói về công lao của cha mẹ dốc lòng vì những đứa con của mình; về cái sai của các em trong giao tiếp ứng xử với cha mẹ thông qua cách kể chuyện tuyền cảm, những câu chuyện đời thường…,vì vậy nghĩa vụ của con cái phải làm gì để đáp lại công lao của cha mẹ? Rất nhiều học sinh đã khóc.
-Vì sao lại khóc bác?
-Vì nghe bài thuyết giảng mỗi em đều nhận ra đã có lúc mình chưa xứng với lòng yêu thương của cha mẹ.
-Như vậy rõ ràng để xây dựng nền tảng hoặc thức tỉnh một con người phụ thuộc rất nhiều vào cách giáo dục.
-Đúng, chẳng cần đao to búa lớn, bài thuyết giảng của thầy Thành Nhân đã khiến các em hiểu ra những lỗi lầm của mình. Khi thầy hỏi: Sau buổi sinh hoạt hôm này, bao nhiêu em sẽ về xin lỗi cha mẹ?
-Kết quả thế nào bác?
-Gần như tất cả đều hứa với thầy sẽ xin lỗi cha mẹ, cái lời xin lỗi mà từ trước tới giờ các em rất ngại nói.
-Biết xin lỗi nghĩa là biết sửa chữa. Vậy nếu có phương pháp giáo dục tốt ắt sẽ toàn “con ngoan, trò giỏi”, bác nhỉ.
-Khi ấy sẽ không còn nỗi buồn của chú, của tớ và của cả xã hội.
-Đúng là do giáo dục mà nên.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00