Do chủ quan, người già vô tình nuôi bệnh tật
Theo các bác sĩ chuyên về lão khoa, khi con người bước sang tuổi 60, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi, họ phải đối diện với vấn đề lão hóa, khó kiểm soát nhận thức… Tuy nhiên, họ không nhận thức được rằng hầu hết bệnh tình đều có thể kiểm soát được nếu phát hiện bệnh sớm và hợp tác điều trị.
Đa số phát hiện muộn
Tiếp nhận khá nhiều trường hợp bệnh nhân lớn tuổi mắc bệnh nặng, BS CK1 Nguyễn Viết Hậu, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, BV ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết gần đây nhất tại BV có trường hợp bệnh nhân Lê Thị M., 75 tuổi, ngụ Tiền Giang. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tim đập nhanh, có triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực, ngất xỉu nhiều lần. Tại đây, bác sĩ xác định bệnh nhân M. có cơn nhịp nhanh thất nguy hiểm do hẹp mạch vành tim, gây thiếu máu cơ tim và hậu quả là rối loạn nhịp tim. Bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp stent mạch vành làm cho máu nuôi tim được trở lại bình thường. Sau điều trị, tình trạng rối loạn nhịp tim đã không còn, sức khỏe bệnh nhân tốt lên rất nhiều.
“Thời gian trước điều trị, tôi như mất tri giác, tiêu tiểu không tự chủ. Nhưng do nghĩ đã đến ngưỡng gần đất xa trời rồi nên tôi không đi khám, cũng không nghĩ mình bị bệnh này. Đến khi ngất vào bệnh viện mới biết có bệnh” - bà M. nói.
Người già cần được đưa đi khám để điều trị kịp thời các bệnh lý nguy hiểm. Ảnh: Hà Phượng |
Theo BS Nguyễn Viết Hậu, thông thường các trường hợp hồi hộp tim làm người bệnh rất chủ quan. Đôi khi người bệnh còn nghe mách của người quen nên tự ý mua các loại thuốc thiếu máu cơ tim để sử dụng.
Không chỉ các bệnh về tim mạch, người lớn tuổi còn xem nhờn với các bệnh như tăng huyết áp, trong khi đây được xem là “kẻ giết người thầm lặng” thứ hai ở người cao tuổi. Hầu như bệnh này không có dấu hiệu rõ ràng cho đến khi xuất hiện các biến chứng trầm trọng hoặc bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, không thể hồi phục, tử vong tại chỗ hoặc tàn tật suốt đời. Tại BV ĐH Y Dược, có rất nhiều trường hợp người lớn tuổi đến ở những giai đoạn khá muộn màng.
Dễ nhầm lẫn với bệnh thông thường
Theo BS CK2 Nguyễn Thị Trâm Anh, Phòng khám đa khoa Gia Đình Việt (quận Tân Bình), người già hay người lớn tuổi hầu như 100% đều mắc phải một số bệnh lý. Tuy nhiên, họ thường xuyên đối mặt nhất là bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản mạn tính, hen phế quản… Những bệnh này dễ xảy ra ở người có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào, viêm-hen. Ngoài ra, người già dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét miệng, ăn không tiêu, đầy hơi, trướng bụng.
“Thế nhưng với các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh trung ương, bệnh lý về xương khớp, nội tiết, các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, thiểu năng mạch vành, tăng huyết áp… thì cần được lưu ý do dễ rơi vào trường hợp bệnh hiếm, bệnh lý cần can thiệp” - BS Trâm Anh nói.
Do đặc điểm bệnh lý của người cao tuổi là mắc nhiều bệnh cùng một lúc như tăng huyết áp, suy tim, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, các bệnh xương và khớp, bệnh phổi, phế quản, ung thư... nên khi không được điều trị kịp thời thì hậu quả rất lớn, làm thay đổi tâm lý và nhân cách của người bệnh. Bệnh càng nặng, càng kéo dài thì sự biến đổi tâm lý càng trầm trọng.
Vì vậy, BS Trâm Anh khuyến cáo: “Gia đình nào có người lớn tuổi nên chủ động đưa đi khám bệnh định kỳ. Chỉ khi đi khám, thầy thuốc mới phát hiện ra bệnh và đưa ra những lời khuyên, tư vấn hữu ích và có biện pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, mọi người nên chăm chỉ tập thể dục đều đặn như tập hít thở trước và sau khi ngủ dậy, tập vận động tay chân, xoa bóp các cơ bắp. Buổi tối, trước khi đi ngủ không nên uống nhiều nước để không phải tiểu đêm, làm ảnh hưởng giấc ngủ”.
Bị bệnh hiếm lại nghĩ “do mình già” Ngày 22-6, khoa Tiết niệu, BV ĐH Y Dược tiếp nhận trường hợp bệnh nhân LXM (91 tuổi) nhập viện vì bí tiểu, sốt cao và lạnh run. Theo chẩn đoán, bệnh nhân bị sa sinh dục tuổi già hiếm gặp trên 10 năm nay. Tuy nhiên, cả bệnh nhân và gia đình đã “chịu đựng” các triệu chứng bệnh vì nghĩ đó là bệnh tuổi già, do sinh đẻ quá nhiều. Ngay sau ca phẫu thuật, khối sa sinh dục đã được kéo về vị trí cũ. Sau mổ một ngày, người bệnh đã có thể đi lại được thoải mái, không còn bị “giam giữ” trên giường như 10 năm vừa qua. Tương tự, BV Chợ Rẫy tiếp nhận bệnh nhân TTB mắc bệnh lý tim mạch hiếm gặp ở tuổi 76 nhưng nghĩ mình bị bệnh tuổi già, không đi khám. Bệnh nhân được chẩn đoán bị rung nhĩ cơn/hội chứng Wolff-Parkinson-White hiếm gặp (chỉ khoảng 68-170/100.000 dân, trong đó tỉ lệ xuất hiện rung nhĩ chỉ khoảng 10%-32%) đe dọa huyết động, ngất. Sau một giờ 30 phút thực hiện đốt sóng cao tần, sức khỏe của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt, được rút nội khí quản, huyết động ổn định và xuất viện. |
Theo Hải Âu/Pháp luật Tp HCM
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00