Điều trị dính phanh lưỡi ở trẻ em
Hỗ trợ trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng | |
Hơn 90% trẻ em trên thế giới hít thở không khí ô nhiễm hàng ngày |
Theo các chuyên gia y tế, dính phanh lưỡi là một bất thường về cấu trúc giải phẫu bẩm sinh. Nguyên nhân cho đến nay vẫn chưa được làm rõ. Bất kì ai cũng có thể bị dính phanh lưỡi khi sinh ra.
Hình ảnh bệnh nhi bị dính phanh lưỡi. (Ảnh: BVCC) |
Dính lưỡi được chia làm 4 độ: Độ 1, độ 2, độ 3 và độ 4. Hiện nay, trẻ bị dính lưỡi độ 3 và độ 4 có thể được điều trị bằng phương pháp mổ laser không gây chảy máu, hiệu quả điều trị cao
Tuy nhiên, dính lưỡi được chỉ định phẫu thuật tùy theo từng độ. Trong đó, có các bệnh nhi dính lưỡi độ 3 và độ 4. Hoặc các trường hợp dính lưỡi độ 1 và độ 2, có thêm các biểu hiện lâm sàng và rối loạn chức năng lưỡi sau: Khó bú, khó phát âm, khó nuốt, không có khả năng cong lưỡi lên môi trên hoặc môi dưới. Lưỡi không có khả năng cong chạm vòm miệng khi há miệng thè lưỡi ra ngoài đầu lưỡi bị chẻ hình chữ V.
Đối với việc chăm sóc trẻ sau phẫu thuật dính lưỡi, các bậc phụ huynh cũng cần rất chú ý và cẩn trọng. Thông thường, sau phẫu thuật, tại chỗ cắt dính lưỡi thường có vết màu trắng, đó là diễn biến bình thường sau mổ bằng laser, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng, các hiện tượng này sẽ hết và vết tổn thương sẽ lành sau một vài tuần. Đồng thời, cần theo dõi chăm sóc trẻ, không cho trẻ ngậm hoặc cắn các vật cứng để tránh chảy máu, không cho trẻ sờ vào vùng phẫu thuật để tránh nhiễm trùng.
Về chế độ dinh dưỡng: Sau phẫu thuật trẻ có thể uống sữa hoặc ăn thức ăn lỏng, mềm và nguội. Đồng thời, các bậc phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước để làm sạch miệng. Đối với trẻ lớn: Hướng dẫn trẻ vận động lưỡi ngay sau mổ, uốn lưỡi lên trên, thò lưỡi ra ngoài. Trẻ nhỏ: Vệ sinh dưới lưỡi, nâng lưỡi lên trên. Sau khi vết thương lành nên hướng dẫn trẻ thực hiện vận động lưỡi, giúp lưỡi di động tốt.
Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, triệu chứng của dính phanh lưỡi: Khó bú ở trẻ sơ sinh; khó nuốt ở trẻ ăn dặm; chậm nói; khó phát âm; nói ngọng; chủ yếu trẻ phát âm sai các phụ âm: r, s, z. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường trên, gia đình nên đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán và chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân
Hành trình vượt khó của Lê Vĩnh Toàn qua phim "Miền nhớ"
Giá vàng bất ngờ giảm trong ngày lễ Giáng sinh
Năm 2025: Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm
Học sinh Hà Nội nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày
6.482 thí sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Tin khác
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39