Điều trị đái tháo đường ở trẻ sơ sinh bằng thuốc uống
Người trẻ cũng dễ mắc bệnh đái tháo đường | |
Nước quả, nước ngọt có ga - thủ phạm chính gây bệnh đái tháo đường |
Cháu Khánh, ở Đan Phượng, Hà Nội, mới hơn một tháng tuổi đã phải vào Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu và điều trị chuyên sâu do bị biến chứng đái tháo đường. Chị Xuân, mẹ cháu Khánh, cho biết: Cháu sinh ra hoàn toàn khoẻ mạnh, trước khi vào viện cấp cứu cháu sốt 39 độ và bị tiêu chảy. Vào Bệnh viện Xanh Pôn điều trị cháu tiếp tục hôn mê do nhiễm toan xeton, một biến chứng cấp tính thường gặp ở các bệnh nhân bị đái tháo đường (ĐTĐ) sơ sinh. Ngay lập tức, cháu được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, các bác sĩ đã tích cực điều trị đặc hiệu, truyền dịch, kết hợp giám sát đường huyết chặt chẽ. Sau gần 40 giờ can thiệp, tình trạng sức khoẻ của cháu đã chuyển biến tốt hơn.
Bác sĩ Cấn Thị Bích Ngọc, chuyên khoa Nội tiết – Chuyển hoá – Di truyền (Bệnh viện Nhi trung ương) cho biết: Sức khoẻ của cháu Khánh đã ổn định, nhưng nếu không được theo dõi đường huyết kỹ, bé có thể sẽ bị hôn mê trở lại.
Ảnh minh họa |
Cũng theo bác sĩ Ngọc, trước đây điều trị cho bệnh nhi sơ sinh bị ĐTĐ rất khó khăn vì trẻ mắc bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng và chỉ được phát hiện thông qua các xét nghiệm đường máu hoặc khi bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê. Thêm vào đó, quá trình điều trị bệnh này đòi hỏi phải tuân thủ theo một quy định nghiêm ngặt. Trong khi đó phương pháp điều trị chính là tiêm insulin. Với những trẻ dưới 3 tháng tuổi, như cháu Khánh, thì rất khó chích insulin, nhất là liều lượng chích mỗi lần rất ít. Hơn nữa, mô dưới da trẻ, nơi chích insulin lại rất mỏng. Quá trình điều trị ĐTĐ sơ sinh cần tránh không để đường huyết của bệnh nhi quá cao hoặc hạ đường huyết. Trẻ bú mẹ liên tục nên việc điều chỉnh liều rất phức tạp cho nhân viên y tế, đồng thời sự nhạy cảm với insulin của trẻ cũng khác so với trẻ lớn và người lớn.
Tuy nhiên, từ nghiên cứu ĐTĐ sơ sinh của bệnh viện Nhi Trung ương đã chỉ ra, 90% trẻ bị ĐTĐ sơ sinh là do đột biến gen. Trong số 30 bệnh nhân ĐTĐ được chẩn đoán trước 6 tháng tuổi được phân tích gen, có 24 bệnh nhân có đột biến gen. Trong đó, 13 bệnh nhân có đột biến gen KCNJ11/ABCC8. Cả 13 bệnh nhân đã được điều trị chuyển đổi từ insulin sang thuốc uống sulfonylurea. Kết quả kiểm soát đường huyết sau chuyển đổi rất tốt. Còn những bệnh nhân có đột biến gen insulin và bệnh nhân đột biến gen EIF2AK3 phải điều trị bằng insulin. Từ đó cho thấy, việc xác định gen gây bệnh trong ĐTĐ sơ sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị và chuẩn đoán bệnh.
Với nghiên cứu này, thời gian chữa bệnh ĐTĐ cho trẻ sơ sinh sẽ rút ngắn, giảm gánh nặng cho gia đình, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00