Điều trị đái tháo đường bằng “tiểu đường hoàn”: Lợi bất cập hại
Nguy cơ dẫn đến đái tháo đường Type 2 vì béo phì | |
Chẩn đoán tiền tiểu đường |
Tử vong vì tự mua thuốc điều trị
Bác sĩ Phạm Thế Thạch, Khoa Hồi sức tích cực (HSTC), Bệnh viện Bạch Mai cho biết, gần đây nhất, ngày 27/10, Khoa tiếp nhận bệnh nhân nam (66 tuổi, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội), phát hiện đái tháo đường (ĐTĐ) tuýp 2 cách đây 10 năm nhưng không điều trị bằng thuốc Tây y mà dùng thuốc Đông y “tiểu đường hoàn”. Theo lời người nhà, trước khi vào viện hai ngày bệnh nhân xuất hiện sốt, kèm theo mệt mỏi, ăn uống kém, sau đó xuất hiện nói nhảm, ý thức chậm chạp.
Trước đó, bệnh nhân được cấp cứu tại Viện Tim Hà Nội nhưng tình trạng bệnh chuyển biến chậm và được chuyển đến Khoa HSTC Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng toan chuyển hóa nghi do ngộ độc phenformin/ Đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp.Dù được điều trị tích cực: Lọc máu liên tục, bù dịch, truyền bicarbionat, vận mạch, thở máy theo phác đồ và điều trị kháng sinh liều cao....nhưng bệnh nhân vẫn không qua khỏi sau 3 ngày điều trị.
Hình ảnh viên thuốc “tiểu đường hoàn” mà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai đã sử dụng. |
Bác sĩ Thạch cho biết thêm, trước đó Khoa cũng tiếp nhận một bệnh nhân 57 tuổi (Lạng Sơn) vào viện trong tình trạng tương tự. Bệnh nhân bị tiểu đường nhiều năm nhưng chỉ điều trị bằng “tiểu đường hoàn” mua theo lời mách của người quen. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng ho, sốt cao. Khi chuyển đến Khoa HSTC bệnh nhân đã có dấu hiệu suy đa tạng, toan chuyển hóa nặng, nghi do ngộ độc phenformin, chỉ điều trị khoảng 4-5 ngày thì bệnh nhân tử vong.
Và mới đây nhất, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nam 70 tuổi (Hà Nội) cũng có các dấu hiệu giống như 2 bệnh nhân trên. Người này có bệnh cảnh đau bụng, đau ngực, suy đa tạng, axit lactic trong máu tăng, giống như cơn nhồi máu cơ tim cấp, hôn mê và phải thở máy… Bệnh nhân đã được lọc máu khẩn cấp. May mắn là sau thời gian hồi sức, điều trị tích cực, người bệnh đã qua cơn nguy kịch, rút ống nội khí quản và sắp được xuất viện. Theo bác sĩ Phạm Thế Thạch, cả 3 bệnh nhân trên đều có chung biểu hiện bệnh giống nhau: Đau bụng kèm theo đau ngực giống như cơn nhồi máu cơ tim cấp, sốc, suy đa tạng rất nhanh, xét nghiệm axit lactic trong máu cao. “Cả 3 bệnh nhân đều có tiền sử ĐTĐ nhiều năm nhưng không điều trị bằng thuốc Tây y mà tự điều trị bằng viên “tiểu đường hoàn” không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có nhãn mác, được bán trên mạng, “ship” hàng tận nhà. Cả 3 bệnh nhân trên đều có chung chẩn đoán: Toan chuyển hóa do ngộ độc phenformin/ Đái tháo đường tuýp 2”, bác sĩ Thạch phân tích thêm. Phenformin là một hoạt chất cấm sử dụng
Chia sẻ về chất phenformin, TS.BS Nguyễn Quang Bảy - Phụ trách Khoa Nội tiết ĐTĐ – Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Phenformin là một hoạt chất giúp hạ đường huyết nhưng gây nhiều tác dụng phụ và những biến chứng khôn lường nên đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới từ năm 1978. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, người bán đã trà trộn, mạo danh thuốc đông y để bán ra thị trường.
“ĐTĐ là bệnh mạn tính, có thể kiểm soát và hạn chế tối thiểu các biến chứng của nó nếu bệnh nhân tuân thủ một liệu trình điều trị, theo dõi liên tục, đúng đắn, phối hợp với một chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện phù hợp theo chỉ định của bác sĩ. Nhiều người thường tự mày mò các phương pháp điều trị bằng “thuốc Đông y”, hoặc kinh nghiệm dân gian dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và đáng tiếc như các trường hợp bệnh nhân trên đây”, TS. Nguyễn Quang Bảy cho biết.
Không chỉ tại Bệnh viện Bạch Mai mà tại Khoa Chăm sóc bàn chân, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, mỗi tháng các bác sĩ thường phải tiếp nhận và xử lý 2-3 ca mắc ĐTĐ bị bỏng với những mức độ nặng nhẹ khác nhau, trong đó có nhiều trường hợp cũng tự ý điều trị bằng thuốc dân gian hoặc theo lời mách của người quen như: Ngâm, sưởi chân, chườm nóng bằng lá ngải cứu... Đáng lo ngại, hầu hết bệnh nhân chỉ đi khám khi đã có biến chứng nặng, do đó quá trình điều trị khó khăn hơn nhiều so với các vết bỏng thông thường.
Với các trường hợp bệnh trên, các bác sĩ không chỉ tích cực cắt lọc, chăm sóc vết thương hoại tử mà còn phải kiểm soát đường huyết cũng như dùng thuốc hỗ trợ nuôi dưỡng vùng tổn thương kích thích da tự mọc, hạn chế tối đa xuất hiện thêm vết thương. Thực tế, không ít bệnh nhân vì nhập viện muộn hoặc sử dụng thuốc Nam để chữa trị khiến vết thương bị nhiễm khuẩn nặng, hoại tử trên vùng rộng và phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.
Hiện nay, có nhiều người dân sử dụng thuốc nam, thuốc lá để ngâm, đắp lên chân, tay với mục đích làm giảm cảm giác tê bì chân tay, kích thích ngủ ngon. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, đối với bệnh nhân ĐTĐ, do không thể kiểm soát được nhiệt độ, họ dễ dàng bị bỏng nếu không được người chăm sóc kiểm tra giúp. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh ĐTĐ nếu muốn ngâm chân, đắp lá cần có người thân túc trực bên cạnh, liên tục kiểm tra nhiệt độ và thời gian sử dụng, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00