Điệp khúc thiếu sân chơi cho trẻ em
Chuyện muôn thuở: Thiếu sân chơi cho trẻ em | |
Kỳ cuối: Đâu là giải pháp? | |
Kỳ 2: Chung tay xây dựng sân chơi |
Sân chơi tại khu đô thị 54 Hạ Đình, cơ sở vật chất chỉ là những chiếc ghế đá. |
Tại Hà Nội có nhiều khu vui chơi với nhiều cơ sở vật chất hiện đại. Tuy nhiên, những nơi này đều được xây dựng với mục đích kinh doanh, khiến nhiều bậc phụ huynh tỏ ra e ngại khi đưa con trẻ đến chơi ở những nơi như vậy. Vì thế, bên cạnh đó, những không gian công cộng, nơi vui chơi miễn phí cho các em thì lại rất thiếu. Trên nhiều tuyến phố, trẻ em phải chơi ở khu vực vỉa hè, gần với mặt đường, với những nguy hiểm tiềm ẩn, vì cả lòng đường và vỉa hè đều có xe cộ qua lại.
Những khu tập thể cũ như Giảng Võ, Thành Công, hay Kim Liên… không phải là thiếu sân chơi, mà do chất lượng quá kém. Điển hình như giữa các khu nhà tại khu tập thể Giảng Võ (quận Ba Đình) đều một khoảng sân, nhưng lại không có cơ sở vật chất phù hợp. Thứ duy nhất để trẻ nhỏ có thể chơi được ở đây chỉ là một chiếc cầu trượt được làm bằng đá granite, nằm giữa khu nhà B2 và nhà B3. Còn các khu chung cư mới, tuy hiện đại nhưng do tiết kiệm quỹ đất nhà cửa cũng mọc lên như nêm, bởi thế sân chơi “thực sự” cho trẻ em cũng thành của hiếm.
Theo các nhà quản lý, vấn đề khó nhất để khắc phục tình trạng thiếu sân chơi là không có quỹ đất. Việc di dời các cơ quan, đơn vị đang sử dụng đất tại các khu đất xen kẽ, giáp ranh khu dân cư vào mục đích sản xuất, kinh doanh để bổ sung quỹ đất thiếu cho thiết chế văn hóa còn quá chậm chạp. Ông Nguyễn Trọng An, Nguyên Phó Cục trưởng Cục bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhận định: “Chúng ta biết cả một tòa nhà cao tầng sẽ có số dân bằng cả một làng. Như vậy thì phải có quỹ đất để cho trẻ em vui chơi và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ khác. Nhưng khi người ta xây dựng một tòa nhà cao tầng như thế, họ đã không thực hiện quy định là dành một quỹ đất cho phát triển văn hóa, văn nghệ và tinh thần cho trẻ em”.
Ông An cho hay, giải pháp hiện tại là cần phải xã hội hóa các điểm tư nhân và các điểm dân sinh; phát triển các lớp dạy, đào tạo cho trẻ em tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi do tư nhân quản lý. Nếu chỉ tập trung vào các khu vui chơi tại các trung tâm thương mại, phải trả tiền, thì các bé nghèo không bao giờ dám đến.
Đình Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01