Kỳ cuối: Đâu là giải pháp?
Kỳ 2: Chung tay xây dựng sân chơi | |
Kỳ 1: Đã thiếu còn bị lãng quên | |
Phát triển bền vững cùng những không gian xanh |
Thực trạng đáng lo ngại
Theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội, hiện Hà Nội có khoảng 200 điểm vườn hoa, sân chơi công cộng. Trong đó, nếu không tính đến các điểm sinh hoạt cộng đồng và sân chơi tại các khu chung cư, khu tập thể cũ thì khu vực nội đô chỉ có 29 điểm. Với mật độ dân cư đông, mật độ xây dựng cao, rõ ràng Thủ đô đang phải đối mặt với tình trạng thiếu quỹ đất cho sân chơi, vườn hoa.
Thiết bị tập thể dục ngoài trời ở Công viên Nghĩa Đô (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) thu hút người dân xung quanh khu vực đến tập luyện hàng ngày |
Ở các khu đô thị mới, tình trạng trên vẫn không mấy được cải thiện. Những khu vực này, diện tích dành cho các sinh hoạt cộng đồng, vui chơi, giải trí thường quá nhỏ, hoặc bị lấn chiếm bởi đủ thứ hàng quán. Ngay cả Khu đô thị Linh Đàm (quận Hoàng Mai) nơi được đánh giá là khu đô thị kiểu mẫu, nhưng diện tích công viên, vườn hoa chỉ đủ cho con trẻ đạp xe vòng vòng, cho người già chơi cầu lông hoặc tập thể dục... Nhiều vườn hoa trong các khu dân cư chỉ là bãi đất trống với vài ba chiếc ghế đá. Thậm chí, ngay ở những không gian công cộng lớn như: Công viên Thống Nhất, Bách Thảo, Vườn hoa Hà Đông, Sơn Tây... Những nơi này, suốt nhiều năm nay, quanh đi quẩn lại tất thảy vẫn là đu quay, tàu lượn, ô tô đụng, đạp vịt… Những trò cũ này không đủ sức hấp dẫn với những người có nhu cầu giải trí, cũng không có gì để tìm hiểu, nghiên cứu.
Hà Nội đã xác định mục tiêu đến năm 2030, khu vực nội đô sẽ có 60 công viên, trong đó 18 công viên xây mới. Riêng 42 công viên, vườn hoa hiện có sẽ được cải tạo, nâng cấp và 7 khu công viên đặc thù. Ngoài ra, không ít những chủ trương, quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ đã “hiện thực hóa” và đi vào cuộc sống như: Chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh, đưa vào sử dụng công viên Hòa Bình rộng hơn 20ha, công viên Yên Sở 300ha, xây dựng Công viên Kim Quy quy mô lên tới 198ha theo mô hình Disneyland tại huyện Đông Anh, Dự án khu công viên – hồ điều hòa phía Bắc và phần mở rộng phía Nam Mai Dịch, Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang, Công viên hồ điều hòa Nhân Chính, khu công viên thể thao cây xanh Hà Đông…
Qua đó cho thấy, tầm quan trọng của không gian công cộng trong quy hoạch đô thị đã được nhìn nhận và đang từng bước thực hiện. Tuy nhiên, nếu chia nhỏ vấn đề thì có thể thấy, những quy hoạch này thường không đề cập đến vườn hoa, sân chơi trong khu dân cư. Đặc biệt, trong bối cảnh quỹ đất công ngày một khan hiếm thì việc chưa có quy định về diện tích đất tối thiểu dành cho sân chơi cũng là vấn đề đáng lo ngại. KTS Trần Huy Ánh (Hội viên Hội kiến trúc sư Hà Nội) cho biết, hiện nay, thành phố Hà Nội chưa có một chiến lược phát triển không gian công cộng rõ ràng. Các dự án phát triển không gian công cộng thường được lồng ghép vào các mục tiêu khác nhau như phát triển phố đi bộ xung quanh quận Hoàn Kiếm và các phố cũ… Bởi vậy, việc phát triển không gian công cộng chưa phản ánh đúng mục tiêu và chưa thỏa mãn đúng nhu cầu của người dân.
Cần sự chung tay
Không gian cộng đồng không chỉ là một chỗ chơi, mà còn là một không gian xã hội giúp mọi người chia sẻ và tổ chức các hoạt động tập thể, giúp gắn kết với nhau hơn. Có thể thấy, hiệu quả đáng ghi nhận từ những khu vui chơi, vườn hoa công cộng đã đem lại rất cao. Mặc dù nhiều nơi chỉ có một vài thiết bị đơn sơ, chưa được tạo lập thành hệ thống nhưng vẫn được người dân phấn khởi đón nhận. Trên thực tế, việc huy động các nguồn từ xã hội hóa, hay các tổ chức xã hội phi lợi nhuận để cùng vào cuộc để tạo dựng không gian công cộng đã mang lại những hiệu quả rõ rệt. Nhiều dự án như “Biến bãi rác thành vườn hoa” của Nhóm cộng đồng Sen trong phố hay xây dựng ân chơi miễn phí cho trẻ em từ những vật liệu tái chế an toàn của nhóm Think Playgrounds… đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc phát triển và bảo vệ không gian công cộng.
Cách đây không lâu, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Văn bản số 8826/UBND – XDGT gửi các đơn vị liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã về việc quản lý, đầu tư vườn hoa, sân chơi công cộng trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở kiến nghị của Sở Quy hoạch – Kiến trúc, thành phố cũng đã chấp thuận địa điểm đầu tư xây dựng sân chơi, vườn hoa tại 118 phường, xã, thị trấn với tổng diện tích 59ha. Sau khi giải quyết nhu cầu còn thiếu đợt đầu cho 118 phường, xã, thị trấn nói trên, nhu cầu cần giải quyết giai đoạn sau sẽ là 334 phường, xã, thị trấn (thuộc 23 quận, huyện, thị xã), với tổng diện tích 167ha. Theo đó, UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện trong công tác quản lý các sân chơi, vườn hoa, được chủ động trong việc kêu gọi xã hội hóa, đầu tư lắp đặt các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu của nhân dân. Với chủ trương mới của thành phố, hy vọng nhu cầu về sân chơi cho trẻ em sẽ được giải quyết, các em nhỏ sẽ được trả lại những không gian vui chơi, giải trí thực sự lành mạnh để có thể phát triển đầy đủ cả thể chất và tinh thần. |
"Việc những không gian công cộng có sự đóng góp của cộng đồng đặc biệt là giới trẻ sẽ giúp cho giới trẻ hiểu là những không gian này không chỉ do một cá nhân nào thực hiện mà do chính họ là người chung tay, để tạo ra không gian của chính mình. Họ sẽ cảm thấy được lắng nghe, được chia sẻ, được tham gia đóng góp vào chính cuộc sống của mình.
Điều này sẽ giúp cho chính bản thân họ cảm thấy hào hứng hơn khi tham gia sử dụng, xây dựng và phát triển nó. Đồng thời cũng giúp họ duy trì, bảo vệ và đóng góp cho những không gian như vậy sau này" – Bạn Đàm Thanh Tùng (người Sáng lập Nhóm cộng đồng Sen trong phố)chia sẻ.
Bên cạnh đó, ở nhiều nơi, người dân cũng đã chủ động vận động các hộ gia đình đóng góp và trực tiếp bắt tay vào tạo sân chơi mà không thụ động đợi chính quyền “rót” ngân sách hay huy động nguồn xã hội hóa của các doanh nghiệp. Sân chơi công cộng ở khu tập thể 12B Lý Nam Đế (quận Hoàn Kiếm) hoặc chung cư Unimax (quận Hà Đông) là ví dụ.
Trên cơ sở chính quyền địa phương tạo điều kiện, những hộ dân nơi đây đã tự đóng góp tiền của, công sức để đầu tư trang bị những vật dụng cần thiết cho sân chơi. “Trong suốt một tháng, các gia đình luôn tranh thủ thời gian rảnh để lắp đặt các thiết bị. Mỗi người một chân một tay với tinh thần đóng góp nhiệt tình nhất, cuối cùng trẻ con ở tòa chung cư này cũng có một không gian chơi thoải mái” – chị Nguyễn Vũ Ngọc (một cư dân sống tại chung cư Unimax)cho hay.
Rõ ràng, trong bối cảnh không gian công cộng ngày càng bị thu hẹp, chưa thực sự thu hút, hấp dẫn người dân và việc tiếp cận những không gian này còn nhiều bất cập thì huy động sự tham gia của cộng đồng vào việc xây dựng không gian công cộng là hết sức cần thiết. Việc làm này không chỉ tạo nên diện mạo mới cho cảnh quan đô thị mà quan trọng hơn là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Thủ đô.
Phạm Thảo – Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26