Kỳ 2: Chung tay xây dựng sân chơi
Kỳ 1: Đã thiếu còn bị lãng quên | |
Phát triển bền vững cùng những không gian xanh | |
Lộn xộn xung quanh hồ Văn Quán | |
Người Hà Nội “khát” sân chơi: Tìm lại sân chơi cho trẻ |
Ý tưởng nhỏ, tiện ích lớn
Đến tổ dân phố số 8 (phường Kim Liên, quận Đống Đa, TP Hà Nội), nhắc đến người “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” vượt mọi khó khăn, kiên quyết đấu tranh giành lại khoảng sân chơi rộng 600m2 cho hơn 200 hộ dân trong tổ dân phố, ngay lập tức người ta sẽ chỉ dẫn đến bà Đinh Thị Thu. Nhìn khoảng sân rộng rãi, được lắp đặt các thiết bị tập thể dục, đồ chơi, vườn hoa bà Thu tâm sự: “Trước kia, khoảng sân này bị một số hộ dân chiếm dụng để làm quán bia, bãi để xe gây ồn ào và rất mất mỹ quan. Trong khi đó người già, trẻ nhỏ lại thiếu một sân chơi công cộng. Chính điều này đã thôi thúc tôi xây dựng một công viên thu nhỏ giữa lòng khu tập thể để mọi người giải lao, thư giãn sau ngày học tập, làm việc vất vả”.
Nghe kể, thời gian đầu khi mới bắt tay vào thực hiện kế hoạch, bà Thu đã gặp vô vàn khó khăn. Nghiêm trọng nhất là sự đe dọa từ những cá nhân bị đụng chạm lợi ích. Nhưng nhờ sự khéo léo vận động và bền bỉ thuyết phục mà “mưa dầm thấm lâu”, cuối cùng mọi người dân đều hưởng ứng ý tưởng của bà. Để có kinh phí cải tạo sân chơi, bà Thu chủ động thuyết phục các cán bộ dân phố cùng mình đi kêu gọi tài trợ từ người dân trong tổ, các nhà hảo tâm cùng các doanh nghiệp trên địa bàn được gần 170 triệu đồng. Cứ như vậy, bà Thu cùng chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm, các hộ dân trong tổ, người góp của, người góp công xây dựng một không gian công cộng khang trang cho người dân thuộc tổ dân phố số 8.
Các em nhỏ thích thú chơi đùa ở sân chơi "Ao Vườn Nở" (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội). |
Không quyết liệt đòi lại không gian công cộng như bà Thu nhưng chung ý tưởng tạo ra những sân chơi cho trẻ em, nhóm thiện nguyện gồm các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng ở Hà Nội có tên Think Playgrounds cũng muốn “làm điều gì đó cho Thủ đô”, để thiếu nhi bứt ra khỏi trò chơi máy tính, có không gian vui chơi an toàn. Và những sân chơi hoàn toàn miễn phí với đồ chơi ngộ nghĩnh làm bằng vật liệu tái chế đã ra đời, tạo điều kiện cho thiếu nhi vừa được vui chơi, vừa phát triển thể chất và tinh thần. Anh Nguyễn Tiêu Quốc Đạt (Thành viên nhóm Think Playgrounds) vui mừng cho biết: “Sau hơn 2 năm hoạt động, nhóm đã xây dựng nhiều sân chơi hoàn toàn miễn phí cho thiếu nhi ngay tại khuôn viên các khu tập thể, trong trường học, nhà văn hóa ở các quận của Hà Nội”.
Dưới đôi bàn tay của những kiến trúc sư trẻ, những miếng gỗ thừa, lốp xe ôtô hỏng, bàn ghế hỏng… sau một thời gian ngắn đã biến thành những đồ chơi thú vị như đồ chơi vượt chướng ngại vật, xích đu, ghế xoay… màu sắc lại sinh động, bắt mắt đã trở thành những hạng mục không thể thiếu trong các sân chơi công cộng. Khu vui chơi gần 100m2 ở xóm Phao (bãi giữa sông Hồng), Tuệ Viên gần 200m2 ở Long Biên, sân chơi ở các khu tập thể Phương Mai, Trung Hòa Nhân Chính, Trung Tự, Ngọc Khánh…, “playstreet” ở phố đi bộ Đào Duy Từ… hay những nơi xa xôi như huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Mù Căng Chải (Yên Bái)… đều ghi dấu ấn của Think Playgrounds.
Cần nhân rộng mô hình
Từ câu chuyện của bà Thu hay của nhóm Think Playgrounds cho thấy, đã đến lúc phải nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của vườn hoa, sân chơi khu dân cư trong quy hoạch đô thị. Có thể đó là chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm, cũng có thể huy động các nguồn từ xã hội hóa, hay các tổ chức xã hội phi lợi nhuận để cùng vào cuộc… nhưng mục đích cuối cùng vẫn là việc trả lại khoảng không gian công cộng cần thiết trong đô thị.
Để giải quyết vấn đề sân chơi, vườn hoa cho nhân dân, đặc biệt là các sân chơi trẻ em, gần đây UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Văn bản số 8826/UBND - XDGT gửi các đơn vị liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã về việc quản lý, đầu tư vườn hoa, sân chơi công cộng trên địa bàn thành phố. Không ít vườn hoa, sân chơi đã được cải tạo và từng bước mang lại hiệu quả. Khu vực vườn hoa nằm giữa khu dân cư số 4 thuộc phường Láng Hạ (quận Đống Đa) là một ví dụ. Nhờ việc cải tạo và lắp đặt các thiết bị thể thao ngoài trời nên rất đông người thường xuyên đến nơi đây để rèn luyện sức khỏe vào các buổi sáng sớm và chiều muộn.
Đếm nhanh, chúng tôi thấy tại khu vực vườn hoa này có rất nhiều thiết bị tập thể dục được lắp đặt chắc chắn ở những vị trí thuận tiện và an toàn cho người dân tập luyện. Các dụng cụ đều đơn giản, dễ sử dụng và đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng như tập lưng bụng, đi bộ, tập kéo tay, lắc hông, lắc eo… Chia sẻ về lợi ích mà mô hình này mang lại, bà Phan Thị Kim Song – thuộc Tổ dân phố số 14 cho biết, nơi đây trước kia là vườn hoa và thảm cây xanh lẫn lộn nên có rất nhiều động vật thả rông ra đây phóng uế gây ẩm ướt, hôi thối tạo thành môi trường cho ruồi muỗi sinh sản.
Tại các cuộc họp tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND quận, người dân đã đề đạt nguyện vọng nên cải tạo, quy hoạch nơi đây thành vườn hoa. Đáp ứng nguyện vọng chính đáng đó, không lâu sau, đích thân Chủ tịch UBND quận Đống Đa đã trực tiếp xuống khảo sát và lên phương án cải tạo nơi đây thành vườn hoa kết hợp với lắp đặt các thiết bị tập thể dục phục vụ người dân. Được hưởng những giá trị thiết thực mà mô hình này mang lại, người dân nơi đây vô cùng phấn khởi bởi đây là công trình được hình thành từ sự đồng thuận giữa người dân và cả hệ thống chính quyền. Quan trọng, nơi đây giống như “lá phổi xanh” để mọi người dân tìm đến tận hưởng không khí trong lành, tập thể dục để nâng cao sức khỏe và trẻ em có chỗ vui chơi lành mạnh.
Hay như với người dân ở tổ dân phố số 5 (phường Mai Động, 1uận Hoàng Mai, TP Hà Nội), sân tập thể Ngân hàng Trung ương 20 năm qua nằm im lìm với cảnh để xe máy, xe đạp của người dân giờ đây thay bằng sự nhộn nhịp, hoạt náo. Mấy tháng trở lại đây, với nguồn quỹ xã hội hóa của các tổ chức từ thiện và nguồn quỹ ủng hộ của người dân khu vực, sân chơi đã được đầu tư các loại máy móc, đồ chơi. Khung cảnh ảm đạm xưa kia giờ cũng được thay bằng màu sắc sặc sỡ của các loại máy tập. Sáng sớm, chiều muộn, người dân khu phố lại rủ nhau ra tập thể dục, người ngồi ghế đá nhặt rau, trò chuyện. Khu tập thể cũ như sống lại với tiếng nói cười của trẻ nhỏ. Bà Phạm Thị Minh (khu tập thể Ngân hàng Trung Ương, ngõ 62, phố Mai Động) cho biết: “Trước kia, chiếc sân này được người ta để xe máy, ô tô, trẻ con muốn chơi cũng khó, mà người lớn chúng tôi chỉ sợ chúng gặp nguy hiểm bởi xe cộ. Giờ đây, sân được trang bị máy tập thể dục, cầu trượt, thú nhún, trẻ con, người lớn ra tập đông lắm. Khu vực này cũng vui vẻ hẳn lên, quan trọng nhất là đám trẻ có chỗ chơi an toàn”.
Ghi nhận hoạt động của người dân địa phương, ông Nguyễn Hồng Hà – Chủ tịch UBND phường Mai Động chia sẻ: “Phường đã nắm bắt được việc lắp đặt thiết bị phục vụ cho người dân trong sinh hoạt chung và Phường cũng ghi nhận đây là một hoạt động tích cực. Phường rất mong muốn và kêu gọi các nhà hảo tâm, người dân tiếp tục ủng hộ để nhân rộng hơn nữa những sân chơi ý nghĩa”.
Rõ ràng, giữa bối cảnh thiếu thốn không gian sinh hoạt cộng đồng như hiện nay, việc đầu tư, cải tạo những sân chơi như của bà Đinh Thị Thu, nhóm Think Playgrounds, hoặc như sự vào cuộc tích cực của chính quyền các địa phương như Hoàng Mai, Đống Đa… có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó không chỉ gắn kết cộng đồng mà phần nào đó còn thay đổi ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường, không gian chung. Phạm Thảo –
Đinh Luyện Kỳ cuối: Đâu là giải pháp?
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01