Dệt may là ngành được lợi từ việc tham gia hiệp định TPP
Tham gia TTP: Cơ hội nào cho lực lượng lao động? | |
Tham gia TPP: Cơ hội và thách thức | |
“TPP là cơ hội nghìn năm một thuở mới có của Việt Nam” | |
Cơ hội và thách thức: Từ câu chuyện dệt may |
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP) có thể chính thức có hiệu lực từ 18 tháng 2 năm tới; sau ít nhất 1 tháng kể từ khi kết thúc đàm phán (hôm 5/10) Hiệp định này sẽ được 12 nước thành viên công bố về nội dung một cách rộng rãi, nhất quán và cùng thời điểm để lấy ý kiến sau đó mới tiến hành ký kết.
Đây cũng được xem là Hiệp định công phu và có phạm vi điều chỉnh rộng nhất, điển hình trong số các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Nội dung của Hiệp định TPP sẽ bao gồm 30 chương, trong đó có các nội dung quan trọng như: Mở cử dịch vụ và đầu tư; thuế xuất, nhập khẩu; Thương mại và môi trường; Mua sắm của các cơ quan Chính phủ; Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; Doanh nghiệp Nhà nước; Minh bạch hóa và chống tham nhũng,...
Dệt may là ngành được lợi từ việc tham gia hiệp định TPP |
Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, trong điều kiện các yếu tố khác đều thuận lợi, TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025. Theo các nghiên cứu này, Việt Nam có thể là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong số 12 nước tham gia TPP.
Đối với xuất khẩu, việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ca-na-đa giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của Việt Nam sẽ tạo ra “cú hích” lớn. Riêng ngành dệt may, kim ngạch có thể tăng đáng kể. Theo tính toán, cứ 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ tạo ra khoảng 250.000 việc làm các loại. Như vậy, nếu kim ngạch dệt may tăng, có thể tạo ra nhiều việc làm mới.
Ngoài ra, với quy mô xuất khẩu đủ lớn, Việt Nam sẽ có điều kiện thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm và sản xuất nguyên phụ liệu. Đây là mặt tích cực của quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, giúp Việt Nam tăng giá trị nội địa cho hàng may xuất khẩu và giúp ngành may phát triển bền vững trước các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.
Tương tự dệt may, các mặt hàng giày dép của Việt Nam cũng sẽ có cơ hội tăng đáng kể xuất khẩu. Với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, cơ hội tăng xuất khẩu cũng rất lớn.
Nội dung cam kết liên quan đến doanh nghiệp nhà nước (DNNN) điều chỉnh hoạt động của DNNN, theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: TPP yêu cầu các DNNN phải hoạt động theo cơ chế thị trường, không được có hành vi phản cạnh tranh khi có vị trí độc quyền, gây ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư. Các DNNN phải minh bạch hóa một số thông tin như tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, báo cáo tài chính đã được kiểm toán và được phép công bố; Nhà nước không trợ cấp quá mức, gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của nước khác.
Tuy nhiên, các cam kết trong TPP chỉ quy định áp dụng đối với các DNNN mà nhà nước nắm giữ hơn 50% vốn điều lệ và có doanh thu vượt quá một ngưỡng nhất định thì mới chịu sự điều chỉnh của hiệp định.
Bên cạnh những mặt thuận lợi, thách thức đối với nền kinh tế Việt nam cũng không hề nhỏ. Đặc biệt là trong lĩnh vực nông sản, chăn nuôi, sức ép cạnh tranh là khá lớn khi thuế NK nông sản các nước được đưa về 0%. Một số sản phẩm công nghiệp mà bạn hàng TPP có thế mạnh cũng có thể gây khó khăn cho sản xuất của ta như giấy, thép, ô tô.
Tuy nhiên, đánh giá của đoàn đàm phán Việt Nam là có cơ sở để cho rằng sức ép cạnh tranh sẽ không lớn vì sản phẩm của ta hướng đến phân khúc thị trường trung bình trong khi sản phẩm của các nước TPP thường hướng đến phân khúc thị trường cao cấp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17