Cơ hội và thách thức: Từ câu chuyện dệt may
Mong muốn sớm kết thúc đàm phán TPP với Hoa Kỳ | |
Khai mạc đàm phán TPP tại TP. HCM |
Khoảng 1 thập kỷ trước, dệt may luôn là ngành quán quân trong cán cân xuất khẩu, nhưng phần thu về của phía Việt Nam chỉ khoảng 40% vì đa số chúng ta gia công. Mấy năm lại đây, các ngành khác vươn lên quán quân, ngạch dệt may bị giảm bậc, tuy nhiên khi hay tin TPP sẽ sớm kết thúc trong năm nay, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn vào Việt Nam kinh doanh ở lĩnh vực này.
Theo các chuyên gia kinh tế, kinh nghiệm của các quốc gia đi trước cho thấy, muốn tiến lên CNH - HĐH phải thu hút được các nhà đầu tư vào những lĩnh vực không phức tạp nhưng tạo ra nhiều việc làm cho lao động, dệt may là ví dụ điển hình. Nhưng khi nền kinh tế phát triển ở mức cao hơn, thì phải hạn chế đầu tư vào những lĩnh vực đó để thay bằng những dự án, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ và chất xám cao. Quỹ đạo đó dường như đã đi đúng hướng với chúng ta, mấy năm qua tỷ lệ các DN dệt may có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) không nhiều; các khu công nghiệp, các DN dệt may không ở thế thượng phong.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh dệt may tại Việt Nam |
Khi TPP đang đi vào giai đoạn cuối, đồng nghĩa với việc nếu TPP được ký kết, các sản phẩm hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, trong đó có dệt may, sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi về thuế khi xuất khẩu sang thị trường các nước thuộc TPP, đặc biệt là Hoa Kỳ, chính vì thế làn sóng đầu tư vào dệt may lại nóng lên. Không chỉ các DN đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc (Hồng Công, Đài Loan) mà ngay Nhật Bản cũng muốn nhảy vào lĩnh vực này.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, dệt may hiện là lĩnh vực nhiều DN Nhật Bản muốn tìm hiểu và đầu tư nhất tại Việt Nam. 60% trong hơn 500 DN Nhật Bản, được khảo sát, đã khẳng định có kế hoạch đầu tư sang Việt Nam. Địa bàn được nhiều DN Nhật lựa chọn đầu tư nhà máy dệt may là các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh. |
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), thu hút FDI trong 6 tháng đầu năm 2015 tuy giảm, nhưng ngành dệt may lại tăng đột biến. Trong tổng số vốn 5,85 tỷ USD đầu tư, dệt may chiếm hơn 1 tỷ USD, với 3 dự án lớn là dự án máy sản xuất và chế biến sợi của nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ, xây dựng ở Đồng Nai, với tổng vốn lên đến 660 triệu USD, cao nhất từ trước tới nay. Kế đến là dự án sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, đầu tư tại Bình Dương, có vốn đầu tư đăng ký 274 triệu USD của Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Đài Loan). Cuối cùng là dự án nhà máy sợi, vải màu Lu Thai có tổng vốn đầu tư 160,8 triệu USD của nhà đầu tư Hồng Công tại tỉnh Tây Ninh. Ngoài ra, dự án có vốn lên đến 320 triệu USD trong lĩnh vực dệt may của Công ty Viễn Đông Tân Thế Kỷ (Đài Loan) dự kiến sẽ đầu tư vào Bình Dương trong thời gian tới.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, dệt may hiện là lĩnh vực nhiều DN Nhật Bản muốn tìm hiểu và đầu tư nhất tại Việt Nam. 60% trong hơn 500 DN Nhật Bản, được khảo sát, đã khẳng định có kế hoạch đầu tư ở Việt Nam. Địa bàn được nhiều DN Nhật lựa chọn xây dựng nhà máy dệt may là các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh.
Và để đón làn sóng này, hiện nhiều địa phương đang đẩy nhanh mở mới hoặc hoàn thiện các KCN, trong đó có cả những héc ta đất vốn là “bờ xôi, ruộng mật”. Chẳng hạn như Bình Dương, UBND tỉnh này đã xây dựng nhiều KCN quy mô lớn, ví như KCN Bàu Bàng có diện tích 300ha và Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Đài Loan) chọn đầu tư tại đây vì tỉnh đã giải quyết được nhu cầu cần diện tích lên đến 99ha…Điều đáng nói, trong khi các DN dệt may ngoại đang ồ ạt đầu tư vào Việt Nam để chờ hưởng TPP thì các DN trong nước lại nằm im. Thống kê cho hay, cả nước ta có hơn 2.000 DN hoạt động trong lĩnh vực dệt may nhưng chủ yếu là gia công, xuất khẩu.
Nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập từ các nước không được ưu đãi thuế suất do không là thành viên của các hiệp định thương mại tự do, nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Trong khi đó, thị phần xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi (nếu đảm bảo được quy tắc xuất xứ nguyên liệu là nội địa) tại nhiều nước trên thế giới là rất lớn. Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), thời gian qua kim ngạch xuất khẩu dệt may nước ta vào Liên minh kinh tế Á - Âu khi chưa có hiệp định thương mại chỉ đạt khoảng trên 300 triệu USD/năm. Thế nhưng, khi hiệp định chính thức có hiệu lực thì kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 50% trong năm đầu tiên và khoảng 20% trong năm tiếp theo. Và khi Hiệp định TPP được ký kết, Hiệp định thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu đã thông qua, sản phẩm dệt may Việt Nam xuất vào Mỹ và các nước châu Âu được giảm thuế từ 10% - 30% xuống còn 0%.
Rõ ràng, các hiệp định thương mại tự do nói chung, trong đó có TPP nói riêng đang làm sống dậy làn sóng đầu tư, trong đó có dệt may, song nhìn lại vẫn còn đó không ít nỗi lo.
Lê Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32