Đề xuất lát đá mặt đường của quận Hoàn Kiếm: Trên cơ sở kiến trúc gốc

Thời gian vừa qua, đề xuất lát đá mặt đường 11 tuyến phố thuộc khu vực bảo tồn cấp I khu phố cổ của UBND quận Hoàn Kiếm thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận. Việc làm này có thể có những đóng góp cho việc thúc đẩy thương mại, du lịch và dịch vụ, tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, liệu có cần thiết phải tốn kém như  vậy hay không, trong khi mặt đường nhựa vẫn đang phát huy tốt vai trò của nó.
Phấn đấu xây dựng thị xã Sơn Tây trở thành đô thị loại II
Quản lý trật tự đô thị: Nơi siết chặt, nơi thả lỏng
Dự án Hoàng Ngân Plaza Đô thị kiểu mới đề cao yếu tố cây xanh

Thúc đẩy thương mại, dịch vụ và du lịch

Mới đây, UBND quận Hoàn Kiếm đã có văn bản đề xuất UBND thành phố Hà Nội về việc lát đá 11 tuyến phố trong khu phố cổ. Đây là các tuyến phố nằm trong khu vực bảo tồn cấp I đã được tổ chức thành các phố đi bộ vào các buổi tối cuối tuần. Lý giải cho đề xuất này, UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, bên cạnh hai tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân, Cấm Chỉ, năm 2011 BQL phố cổ Hà Nội đã cải tạo thí điểm mặt đứng một đoạn phố Tạ Hiện dựa trên phong cách kiến trúc Đông Dương đầu thế kỷ 20, kết hợp cải tạo vỉa hè và lát đá mặt đường. Sau 4 năm hoạt động, với lối kiến trúc đẹp, phố đi bộ Tạ Hiện đã phát huy tốt giá trị, tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt và trở thành địa điểm thu hút du khách đến với phố cổ Hà Nội. Vì vậy, để bảo đảm tính đồng bộ về hạ tầng, thúc đẩy hoạt động thương mại dịch vụ và du lịch gắn với việc bảo tồn không gian kiến trúc truyền thống, UBND quận Hoàn Kiếm đề nghị được thực hiện dự án đổ bê tông nền đường, lát đá tự nhiên trên mặt đường với kích cỡ 10x10x10cm tại 11 tuyến phố trong khu vực. Nguồn vốn thực hiện lấy từ ngân sách của quận Hoàn Kiếm, dự án sẽ được triển khai trong năm 2016.

Đề xuất lát đá mặt đường của quận Hoàn Kiếm: Trên cơ sở kiến trúc gốc
Tạ Hiện là tuyến phố cổ đầu tiên của Hà Nội được lát đá mặt đường.

Đề xuất nêu trên cũng là một trong những giải pháp nhằm cụ thể hóa mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của quận Hoàn Kiếm, được xác định rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận nhiệm kỳ 2015 - 2020 mới đây. Đó là tích cực bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử khu phố cổ, khu phố cũ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch theo hướng văn minh, hiệu quả, bền vững, gắn với nâng cao đời sống của nhân dân. Đây là chủ trương đúng, nhằm phát huy những lợi thế của một quận trung tâm, đẩy mạnh doanh thu từ hoạt động du lịch. Tuy nhiên, việc triển khai thực tế vẫn còn nhiều điều đáng bàn.

Chỉ hợp với phố đi bộ

Theo nhiều chuyên gia, việc lát đá mặt đường chỉ phù hợp với “phố đi bộ”, trong khi đó trên thực tế, danh sách các tuyến phố mà quận Hoàn Kiếm đề xuất thấy có hai nhóm. Nhóm 1 là những phố sát với đoạn phố thí điểm Tạ Hiện như Đào Duy Từ, Lương Ngọc Quyến... Tại các tuyến phố này, các cơ quan chức năng đã cắm biển cấm ô tô, lưu lượng phương tiện di chuyển không cao, do đó mức ảnh hưởng là không lớn. Nhóm thứ hai là trục phố từ bờ hồ Hoàn Kiếm kéo lên thẳng chợ Đồng Xuân rồi lên tiếp Quán Thánh như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường, Đồng Xuân... Điều đáng nói, các tuyến phố này vốn là trục giao thông từ phía Nam lên phía Bắc, tuyến Hàng Buồm - Mã Mây là trục giao thông từ phía Đông sang phía Tây khu phố cổ, mật độ giao thông lớn, thế nên việc lát đá mặt đường là không phù hợp. “Những tuyến phố này không giống như phố Tạ Hiện, chúng chưa được cải tạo mặt đứng, tức là không có sự đồng bộ về hạ tầng”, KTS Trần Huy Ánh cho biết.

KTS Trần Huy Ánh cho rằng, cần phải xem xét việc lát đá mặt đường là nhằm mục đích gì, để đẹp hơn, cổ kính hơn, hay để đi lại thuận tiện và an toàn hơn… Việc xử lý ngầm các đường dây, cống thoát nước như thế nào, vì trước đó, theo những người dân hiện đang sinh sống trên các đoạn phố Tạ Hiện, Cấm Chỉ, Tống Duy Tân, bên cạnh việc tạo vẻ đẹp cho các tuyến phố, vẫn còn một số bất cập như khi trời mưa to, thoát nước kém, khiến việc đi lại gặp khó khăn vì dễ trơn, trượt.

Cùng chung quan điểm với KTS Trần Huy Ánh, KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Hà Nội, cho biết, riêng đối với khu vực phố cổ HN, di tích lịch sử cấp quốc gia, bất cứ đề xuất hay dự án nào cũng đều phải tuân thủ theo quy chế, quy định của Nhà nước. Trong khu bảo vệ, tôn tạo cấp I phải ưu tiên giữ gìn hình ảnh và phong cách khu phố cổ truyền thống, bảo tồn, tôn tạo các công trình kiến trúc có giá trị, các di tích lịch sử - văn hóa. Các công trình được phép cải tạo, xây dựng mới phải trên cơ sở phục dựng kiến trúc gốc trước năm 1954 (nếu có), hoặc theo không gian và phong cách kiến trúc đặc trưng tiêu biểu khu phố cổ. “Tất cả đã có quy định cụ thể, nên cứ tuân theo đúng như quy định đã có để làm”, ông Nghiêm nhấn mạnh.

11 tuyến phố được đề xuất lát đá mặt đường gồm: Phố Tạ Hiện (đoạn từ ngã tư Hàng Bạc đến ngã tư Lương Ngọc Quyến và đoạn từ ngõ Đào Duy Từ đến Hàng Buồm), phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Đồng Xuân, Hàng Giấy, Hàng Buồm, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến, Hàng Giầy, Đào Duy Từ.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.

Tin khác

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
Xem thêm
Phiên bản di động