Đề xuất làn riêng cho xe buýt: Vấn đề là kết cấu hạ tầng!
Kỳ 2: Đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông đô thị | |
Kỳ 1: Đổi thay rõ rệt |
Có nên tách làn đường riêng?
Mới đây, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết, đang triển khai đề xuất mở làn riêng cho phương tiện công cộng (gồm xe buýt thường và BRT). Theo đơn vị này, ở Hà Nội hiện có 112 tuyến xe buýt với 18.000 xe. Tuy nhiên, lượng phương tiện công cộng gồm xe buýt, taxi… mới chỉ giải quyết 15% nhu cầu của người dân.
Để giảm thiểu nguy cơ gây ùn tắc giao thông, thu hút người dân tham gia bằng phương tiện công cộng như xe buýt, việc có làn riêng để xe buýt lưu thông là hết sức cần thiết. Được biết, trong năm 2018, đơn vị sẽ nghiên cứu, đề xuất Sở GTVT Hà Nội dành riêng một làn cho xe buýt tuyến Ngã Tư Sở - Cầu Trắng (Hà Đông). Ngoài ra, sau khi tuyến đường sắt trên cao hoàn thành sẽ làm làn riêng cho xe buýt thường dọc trục đường và kết nối ngang giữa các tuyến xe buýt với các nhà chờ.
Tách làn riêng dành cho xe buýt sẽ thúc đẩy giao thông công cộng phát triển. Tuy nhiên, với khu vực có hạ tầng “đuối hơi”, cần xem xét và khảo sát kỹ lưỡng, tránh xảy ra xung đột giữa các phương tiện. |
Khách quan nhìn nhận, mục đích của việc phân làn, tách dòng phương tiện trên một số trục đường chính là nhằm nâng cao ý thức của người dân đi đúng làn đường, giảm thiểu xung đột giao thông, tăng khả năng lưu thông. Tuy nhiên, trong điều kiện người dân vẫn “chuộng” phương tiện cá nhân như hiện tại cùng với ý thức chưa cao, các hành vi vi phạm Luật Giao thông như lấn làn, đè vạch vẫn diễn ra phổ biến, đặc biệt là trong khung giờ cao điểm.
Cụ thể, quan sát trong giờ cao điểm tại các tuyến đường Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương… không khó để bắt gặp hình ảnh các phương tiện thi nhau lấn làn. Thậm chí, nhiều phương tiện còn thản nhiên chen vào làn riêng của buýt nhanh BRT. Dù đã tích cực vào cuộc xử lý nhưng trong khung giờ cao điểm, lực lượng cảnh sát giao thông không thể kiểm soát, xử lý triệt để vấn đề này.
Nhiều ý kiến cho rằng, hiện hạ tầng giao thông tại Hà Nội vẫn chưa đáp ứng được so với sự phát triển của phương tiện giao thông nên nếu đề xuất dành riêng làn cho buýt thường được triển khai rất có thể dẫn đến tình trạng lấn làn, vi phạm giao thông như những trục có ưu tiên BRT.
Anh Đinh Công Thành (phường Kiến Hưng, Hà Đông) cho biết: “Ở nước ngoài, tôi thấy đường dành riêng cho buýt nhanh phải rộng rãi 3,4 làn, nhưng đường của mình đa phần chỉ có 2 làn. Đường hẹp, nếu dành riêng 1 làn cho xe buýt thì tất cả phương tiện dồn vào làn còn lại. Nếu đi trong các khung giờ cao điểm, giao thông ùn ứ… để các phương tiện không lấn làn xe buýt rất khó”.
Chia sẻ quan điểm về vấn đề trên, nhà văn Nguyễn Văn Học người giành Giải Nhì của cuộc thi viết “Vì an toàn giao thông Thủ đô” do Uỷ ban An toàn giao thông Hà Nội và các đơn vị liên quan tổ chức cho biết, mục đích tạo một làn riêng cho phương tiện công cộng như xe buýt sẽ trực tiếp góp phần tăng tốc độ lưu thông, hạn chế gia tăng phương cá nhân nhưng đồng thời cũng rất khó khăn bởi hạ tầng giao thông Hà Nội còn chưa đồng bộ.
Cần cân nhắc kỹ lưỡng
Theo Đề án phát triển quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030, phát triển mạng lưới xe buýt là một hợp phần quan trọng của hệ thống giao thông công cộng của thành phố, nhất là trong giai đoạn hệ thống đường sắt đô thị vẫn đang trong quá trình triển khai, xây dựng.
Do vậy, để khuyến khích người dân sử dụng xe buýt, bên cạnh việc đổi mới phương tiện, nâng cao chất lượng dịch vụ, cũng cần có những giải pháp nhằm cải thiện vận tốc đi lại của xe buýt nhằm tăng sức hấp dẫn của loại hình phương tiện này.
Theo nhiều chuyên gia giao thông, hiện vận tốc di chuyển của xe buýt tương đối chậm, khoảng 18km/h, việc có làn đường riêng sẽ góp phần tăng tốc độ lưu thông cho phương tiện này. Tuy nhiên, cần có sự tính toán kỹ lưỡng và chỉ nên triển khai ở những làn đường rộng. Chẳng hạn, với những tuyến đường đang chiếm tới 30% tần suất hoạt động của mạng buýt hàng ngày như: Nguyễn Văn Cừ, Đại lộ Thăng Long… thì hoàn toàn có đủ điều kiện để bố trí một làn đường ưu tiên.
Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết, với đường hẹp, có đường sắt trên cao chạy qua, lưu lượng giao thông lớn… như trục Nguyễn Trãi — Trần Phú (Hà Đông) nếu triển khai làn riêng cho xe buýt sẽ gặp nhiều khó khăn, dễ dẫn đến xung đột giữa các phương tiện giao thông. “Tôi đã đi nhiều nơi ở nước ngoài nhưng ít thấy nơi nào làm làn riêng cho xe buýt.
Ở khu vực nội đô như Hà Nội, diện tích đất dành cho giao thông hạn chế nên càng khó mở làn riêng. Với đề xuất mở làn riêng trên tuyến đường Nguyễn Trãi sẽ khó khả thi, dễ ùn tắc giao thông, cần xem xét kỹ. Theo tôi, trước khi bắt tay thực hiện cần lấy ý kiến của người dân, chuyên gia và cần triển khai thí điểm để đánh giá hiệu quả” - ông Bùi Danh Liên chia sẻ.
Đồng quan điểm trên, theo nhà văn Nguyễn Văn Học, các ban ngành chức năng cần có những khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng và xác định tiêu chí khai thác những đoạn mặt đường đủ rộng, bố trí hợp lý luồng, làn xe buýt là giải pháp thiết thực cho giao thông công cộng hiện tại, tập trung phục vụ số đông những người có lộ trình thường xuyên, nơi đi, nơi đến là những trung tâm thương mại, công sở, dịch vụ, văn hóa, trường học, bệnh viện.
Giang Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26