Đề xuất cấm sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe ôtô
Tại sao nên cài dây an toàn ngay cả khi ngồi ở hàng ghế sau? | |
Những cảnh báo nên biết khi lái ôtô dưới mưa bão | |
Tăng mức phạt đối với hành vi vi phạm Luật Giao thông |
Sử dụng điện thoại di động khi lái xe sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn giao thông của cộng đồng. (Ảnh: Minh Chiến/Vietnam+) |
Tại hội thảo công bố nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại di động trong khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông vào sáng nay (16/1), nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giao thông vận tải Việt Đức đã thực hiện quan sát trên 210.000 người điều khiển phương tiện có hành vi sử dụng điện thoại di động trong khi lái xe tại 9 địa điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.
Kết quả cho thấy, hình thức sử dụng phổ biến là gọi điện thoại dạng cầm tay và nhắn tin, có rất ít người gọi điện thoại dạng rảnh tay (handsfree). Đối tượng điều khiển xe đạp điện có tỷ lệ sử dụng điện thoại di động đặc biệt cao, gấp khoảng 32-38 lần so với tỷ lệ vi phạm ở đối tượng đi xe máy và xe đạp.
Trong những người sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển phương tiện thì chỉ có khoảng 6% dừng hẳn xe vào lề đường, 33% chuyển vào làn giáp lề và đi chậm lại, còn khoảng 61% vẫn giữ tốc độ xe chạy như các xe khác trên đường.
Tiến sỹ Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giao thông vận tải Việt Đức, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, tỷ lệ người được hỏi bị tai nạn giao thông trong 2 năm qua chiếm khoảng 24%, trong đó sử dụng điện thoại trong khi điều khiển phương tiện đóng góp 6-8% tổng số vụ tai nạn giao thông.
Đặc biệt, tỷ lệ sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển phương tiện hàng ngày cao nhất rơi vào nhóm đối tượng lái xe tải (50%), tiếp đến là nhóm đối tượng lái xe con (39%), nhóm lái xe khách/xe buýt (37%) và thấp nhất là nhóm đối tượng lái xe máy (8%).
“Khoảng 50-60% người được phỏng vấn trả lời rằng họ vẫn điều khiển xe chạy bình thường khi sử dụng điện thoại di động. Đa phần người được phỏng vấn cho rằng họ có niềm tin vào khả năng kiểm soát tay lái cũng như có sự tự tin trong thực hiện hành vi sử dụng điện thoại khi đang lái xe,” ông Tuấn cho hay.
Qua một kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên sa hình ôtô cho thấy, sử dụng điện thoại khi đang lái ôtô có thể làm xác suất xảy ra tai nạn giao thông tăng cao gấp gần 3 lần so với trường hợp không sử dụng điện thoại.
Nhằm giảm thiểu vi phạm và tác hại của hành vi sử dụng điện thoại di động khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu đề xuất cấm hoàn toàn hành vi sử dụng điện thoại di động cầm tay khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Với điện thoại rảnh tay (Bluetooth), từ kinh nghiệm của các nước phát triển (như Mỹ, Đức, Nhật Bản… luật cho phép sử dụng điện thoại rảnh tay) có thể cho phép sử dụng các công nghệ kết nối như Bluetooth giúp người lái xe có thể liên lạc qua điện thoại nhưng hoàn toàn rảnh tay để có thể tập trung lái xe an toàn, kèm theo đó là các hướng dẫn, khuyến cáo chặt chẽ và cụ thể khi sử dụng loại điện thoại rảnh tay trong khi điều khiển phương tiện.
Cơ quan quản lý Nhà nước nâng cao mức phạt hành chính và bổ sung hình phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại nhắn tin hoặc nghe gọi để đủ mức độ răn đe đối với người điều khiển ôtô; tăng cường công tác tuần tra xử phạt; nâng cao nhận thức của người dân về tác hại nguy hiểm của hành vi sử dụng điện thoại trong lúc lái xe...
Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tại Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành không cấm sử dụng điện thoại trên ôtô mà mới chỉ cấm với người đi xe máy.
Tuy nhiên, ông Hùng nhìn nhận, hành vi sử dụng điện thoại cầm tay khi điều khiển phương tiện cơ giới là hành vi bị cấm trong Công ước quốc tế về Giao thông đường bộ mà Việt Nam tham gia và cam kết thực hiện bởi sử dụng điện thoại cầm tay trên ôtô hay xe máy đều là hành vi vi phạm pháp luật tại Việt Nam.
“Tại Việt Nam, hành vi này đang diễn biến phức tạp có ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn giao thông của cộng đồng,” ông Hùng nhấn mạnh.
Qua nghiên cứu này, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ chuyển kết quả nghiên cứu tới các cơ quan có liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu các giải pháp phù hợp bao gồm hoàn thiện quy định pháp luật, hạ tầng kỹ thuật, tuyên truyền giáo dục và kiểm tra giám sát, cưỡng chế thực thi./.
Theo Việt Hùng/Vietnam+
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42
Xử lý nghiêm vi phạm, đảm bảo an toàn giao thông dịp cuối năm
Giao thông 17/12/2024 09:44
Cần quyết tâm cao để hiện thực hóa các mục tiêu Net zero
Giao thông 17/12/2024 09:05